Máy nhà đã chính thức nối mạng hôm 6 tháng 8. Hi vọng giờ đây mình có thể dễ dàng chăm sóc cái blog này hơn, cũng như dễ dàng làm nhiều chuyện khác nữa.
Mà nói chung, lớp 12 rồi, lo học, còn mạng thì từ từ cũng được. Mong là mình còn nhiều cảm xúc để viết.
Cái truyện ngắn vẫn chưa đặt bút viết được dòng nào cả.
21 nhận xét:
cứ viết thoải mái đi em
năm ngoái anh cũng lo thi cử mà sợ ko viết tiếp blog đc. Nhưng mà giờ vẫn ok, cũng gần 500 bài rồi :D
BAC' HO` CON` TRINH QUA VI DAI:
Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc
Friday, 19 December 20080 y kienBà Tăng Tuyết Minh ở tuổi 20
Hoàng Tranh
” Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này.”
” Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Đàn Hương Sơn (Honolulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Đức sinh được 7 cô con gái nữa. Tăng Tuyết Mai là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là ” cô Mười “. Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Đầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu.”
” (…) Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Đông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Đức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh.”
” Lâm Đức Thụ vốn tên là Nguyễn Công Viễn, người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, sinh năm 1890 (cùng tuổi với Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh cùng với gia đình Lâm Đức Thụ có thể nói là chỗ giao hảo nhiều đời. Hai người quen biết nhau từ thuở thiếu thời, lại cùng chí hướng. Năm 1911, Hồ Chí Minh đến châu Âu tìm chân lí cách mạng, gần như đồng thời, hưởng ứng lời hiệu triệu của nhà chí sĩ chống Pháp lão thành Phan Bội Châu, Lâm Đức Thụ muốn Đông du qua Nhật, nhưng khi nổ ra Cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu tới Trung Quốc, sáng lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu, Lâm Đức Thụ theo Phan Bội Châu đến Quảng Châu và gia nhập hội đó. Đầu năm 1922, một số thanh niên nhiệt huyết trong Việt Nam Quang phục hội cảm thấy thất vọng về cánh già bảo thủ nên đã li khai Quang phục hội để lập ra một đoàn thể cấp tiến hơn là Tâm tâm xã. Sau khi đến Quảng Châu, Hồ Chí Minh rất nhanh chóng liên hệ được với Tâm tâm xã và quyết định cải tạo tổ chức này thành một tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp vô sản Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn quen biết Lâm Đức Thụ từ trước nên ở Quảng Châu Người coi Lâm là cốt cán có thể tin cậy.”
” Lâm Đức Thụ hoạt động ở Quảng Châu một thời gian khá lâu. Ở đây ông đã lấy cô gái Trung Quốc Lương Huệ Quần làm vợ. Mẹ của Lương Huệ Quần là một thầy thuốc đã mở tại thành phố Quảng Châu một dịch vụ y tế. Lương Huệ Quần có làm công tác y tá tại đó. Năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường Bảo sinh trợ sản, qua sự giới thiệu của ông hiệu trưởng đã tới cơ sở dịch vụ y tế của mẹ Lương Huệ Quần làm cô đỡ nên đã nhanh chóng quen biết với Lương Huệ Quần và trở nên thân thiết. Lương Huệ Quần lớn hơn Tăng Tuyết Minh 3 tuổi nên cô thường gọi là ” chị Quần “, hai cô đối xử với nhau như chị em ruột.”
Nguyễn Ái Quốc ở tuổi 30
” Lâm Đức Thụ sau năm 1927 đã từng bước phản bội, li khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam làm không ít điều nguy hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng tại thời điểm mấy năm Hồ Chí Minh mới đến Quảng Châu thì ông ta cũng là một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng. Hồ Chí Minh chẳng những được Lâm Đức Thụ phối hợp và chi viện trong công tác mà còn được Lâm giúp đỡ cả về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh thậm chí đã đem cả chuyện trăm năm của mình phó thác cho Lâm Đức Thụ. Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đề xuất với Lâm Đức Thụ rằng do việc công quá bận rộn, anh cũng muốn tìm một cô gái Trung Quốc để tiện trong cuộc sống nơi cư trú có người chăm sóc. Lâm Đức Thụ cùng với vợ là Lương Huệ Quần bàn bạc thấy Tăng Tuyết Minh là đối tượng thich hợp bèn giới thiệu cho Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh làm quen với nhau. Hồ Chí Minh sau khi gặp mặt Tăng Tuyết Minh đã rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng nõn điềm đạm, đoan trang, thông minh, sáng dạ, vì vậy sau giờ làm thường hẹn gặp và trò chuyện với cô. Nơi gặp gỡ thường là nhà Lương Huệ Quần. Cảm tình của đôi bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn lễ. Thời gian này Hồ Chí Minh thường đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào để gặp phu nhân họ Bào và tranh thủ ý kiến của bà về việc hôn nhân của họ. Phu nhân họ Bào nhiệt liệt tán thành việc kết hôn của họ. Thế nhưng bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy rồi sẽ khổ đau một đời. Đúng vào lúc ấy người anh hai của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương, sau một thời gian sang Mỹ học tập đã trở về Quảng Châu. Anh gặp Hồ Chí Minh, dùng tiếng Anh trò chuyện, thấy Hồ Chí Minh có học vấn rất tốt, lão luyện và cẩn trọng, lại tâm huyết với sự nghiệp, vì thế anh đã thuyết phục bà mẹ đồng ý với cuộc hôn nhân này.”
” Hồ Chí Minh gặp Tăng Tuyết Minh luôn luôn. Một mặt, cố nhiên, anh thích tính giản dị, đoan trang, thông minh, chăm chỉ của cô gái ; mặt khác anh cũng cảm thấy cô còn non nớt, cần phải giác ngộ chân lí cách mạng hơn, hiểu đời hơn nữa và nâng cao năng lực hoạt động hơn. Vì vậy anh động viên Tuyết Minh thôi việc nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế và tham gia học tập ở một lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Lúc ấy Ban phụ vận của Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc do Hà Hương Nghi chủ trì, đang dự định mở một cơ sở huấn luyện vận động phụ nữ tại Quảng Châu nhằm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ trong nước. Hồ Chí Minh thông qua sự quen biết trực tiếp với các vị Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu, Lí Phú Xuân, Thái Sướng, xin được hai suất cho Tăng Tuyết Minh và Lương Huệ Quần cùng vào học lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Kì ấy, lớp khai giảng ngày 16 tháng 9 năm 1926 và kết thúc vào ngày 16 tháng 3 năm 1927, thời gian học tập là nửa năm. Quảng Châu thời ấy là trung tâm của cách mạng Trung Quốc. Trong quá trình lớp huấn luyện phụ vận tiến hành, người ta chẳng những đã mời không ít các đồng chí có trách nhiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc đến giảng mà còn tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội. Nhờ được học tập, quả nhiên Tăng Tuyết Minh tiến bộ rất nhanh, trong khoá học, được bạn đồng học là Trịnh Phúc Như giới thiệu, cô đã gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa.”
” Do Hồ Chí Minh lại thúc giục nên hôn lễ của hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Địa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài chính ở trung tâm thành phố. Đó cũng là địa điểm mà một năm trước đấy Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu mời khách đến dự lễ kết hôn của mình. Tham dự hôn lễ có phu nhân Bào La Đình, Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Phu nhân họ Bào tặng một lẵng hoa tươi. Mấy ngày đầu sau lễ cưới, Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tạm trú trong Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vốn là nơi nghỉ ngơi của Hồ Chí Minh. Lúc ấy, Hồ Chí Minh đang chủ trì khoá huấn luyện chính trị đặc biệt thứ III của Việt Nam, do học viên khá đông nên địa điểm học tập đã chuyển từ Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến phố Nhân Hưng ở đường Đông Cao. Mấy ngày sau Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh dọn đến trú ngụ ở quán của ông Bào, lúc đầu dùng bếp tập thể, sau tự nấu nướng. Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi việc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Cô chăm sóc chu đáo mọi sự ăn uống, sinh hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh, giúp cho anh từ tuổi 21 đã xa nhà bôn tẩu, làm ” kẻ phiêu diêu ” góc bể chân trời, thì nay sau 15 năm lại có được cảm giác ấm áp ” ở nhà mình “. Hồ Chí Minh rất mãn nguyện về cô vợ Trung Quốc của mình. Sau ngày cưới, Hồ Chí Minh từng nhiều lần đàm đạo với Lâm Đức Thụ, Lương Huệ Quần về vợ mình, đều nói rõ điều đó.”
Uyên ương chia lìa đôi ngả
” Thế nhưng phúc chẳng dài lâu. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, mới nửa năm sau khi Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh kết hôn, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, phát động cuộc chính biến phản cách mạng tại Thượng Hải, tình thế ở Quảng Châu cũng chuyển biến theo. Trước đó, chính phủ Quốc dân đã rời tới Vũ Hán. Trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên cũng rời tới Vũ Hán. Và tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng phải chuyển đến Vũ Hán. Trung tuần tháng 5, Hồ Chí Minh lưu luyến chia tay với Tăng Tuyết Minh, trước lúc lên đường dặn đi dặn lại Tăng Tuyết Minh : ” Em phải bảo trọng, đợi tin tức của anh ; ổn định nơi chốn một chút là anh đón em ngay “. Thế rồi, Hồ Chí Minh rời Quảng Châu, chuyển đến Vũ Hán, rồi lại chuyển đến Thượng Hải, đi đường Hải Sâm Uy, khoảng giữa tháng 6 năm 1927 đến Mạc Tư Khoa. Sau đó, Hồ Chí Minh lại vội vàng đến Đức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Italia… tạm ngừng công tác, cuối cùng, tháng 8 năm 1929, đến Thái Lan.”
Lev Trotsky và Nguyễn Ái Quốc năm 1924 ở Moskva
” Do Tưởng Giới Thạch phản bội, thành Quảng Châu rơi vào giữa một cuộc khủng bố trắng. Sau khi chia tay với Hồ Chí Minh, Tăng Tuyết Minh một mình về sống với mẹ và những người thân. Trong hai năm, từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Thời gian đầu, cô còn giữ được liên hệ với một số đồng chí cách mạng quen biết ở cơ sở huấn luyện phụ vận. Về sau do Quốc dân đảng ngày càng đàn áp tàn bạo các đảng viên cộng sản, các đồng chí mà Tăng Tuyết Minh quen biết đều rời Quảng Châu, mối liên hệ về tổ chức của cô với đoàn viên Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Tháng 7 năm 1929, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, về quê nhà của mẹ ở Thuận Đức, làm nữ hộ sinh tại một trạm y tế tư ở thị trấn Lặc Lưu. Đầu năm 1930, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh ở y xá Quần An của Dư Gia Viên, thị trấn Lạc Tòng, huyện Thuận Đức.”
” Thời gian này, Hồ Chí Minh có hai lần nhờ người mang thư và gửi thư liên hệ với Tăng Tuyết Minh, nhưng đều không kết quả. […] Sau khi đến Thái Lan, Người lấy tên là Đào Cửu, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trên đất Thái Lan. […] đã hơn một năm Hồ Chí Minh li biệt với Tăng Tuyết Minh, nhớ nhung da diết. Nơi đây cách Trung Quốc tương đối gần, nhờ người chuyển thư cũng tiện, bèn cầm bút viết thư cho Tăng Tuyết Minh. Hồ Chí Minh cũng nghĩ đến thời cuộc biến loạn, tình huống thiên biến vạn hoá, thư có đến được tay vợ hay không, thật khó dự đoán. Vì vậy, anh quyết định dùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc viết một bức thư ngắn, bảo cho biết mình vẫn bình an và thăm hỏi người thân. Nội dung bức thư đó như sau : ” Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Anh trai vụng về, Thuỵ “.
Thư gửi Tăng Tuyết Minh
Lá thư bị Mật thám Đông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HO CHI MINH De L’Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
PHIÊN ÂM : Dữ muội tương biệt, chuyển thuấn niên dư, hoài niệm tình thâm, bất ngôn tự hiểu. Tư nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã ngưỡng/sở vọng. Tinh thỉnh Nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thuỵ.
DỊCH : Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc. Anh ngu vụng : Thuỵ (Bản dịch của N.H. Thành)
” […] Không rõ người mang thư sơ suất, hay là anh ta vốn dĩ không thể tin cậy, mà bức thư đó đã nhanh chóng lọt vào tay cơ quan mật thám Pháp ở Đông Dương, cuối cùng thành vật lưu trữ tại Cục hồ sơ can án quốc gia của nước Pháp. Năm 1990, trong dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Gallimard ở Pháp đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - từ Đông Dương đến Việt Nam, giữa tranh ảnh minh hoạ trong sách có bản in chụp bức thư bằng Trung văn nói trên của Hồ Chí Minh gửi cho vợ, với những dòng thuyết minh : ” Thư của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết cho vợ. Chuyển tới cơ quan đặc vụ Đông Dương ngày 14 tháng 8 năm 1928 “. […] Một tác giả tên là Bùi Đình Kế trên báo Nhân Dân của Việt Nam, số ra ngày 19 tháng 5 năm 1991 đã dẫn lại bức thư đó trong bài nhan đề Về một tài liệu liên quan sinh hoạt cá nhân của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo đã phân tích và phỏng đoán bức thư đó liệu có phải của Hồ Chí Minh hay không. Tuy nhiên, đã không đưa ra được kết luận rõ ràng. Thực ra, bức thư đó chính xác là do Hồ Chí Minh viết. Một là, đối chiếu với những thư cảo Trung văn của Hồ Chí Minh thì bức thư đó hoàn toàn ăn khớp với bút tích của người. Hai là, lúc Hồ Chí Minh viết bức thư đó cách thời điểm chia tay với Tăng Tuyết Minh đúng là hơn một năm như nói ở trong thư. Ba là, tên kí dưới thư Thuỵ đúng là bí danh Hồ Chí Minh dùng trong thời gian ở Quảng Châu. Bốn là, Tăng Tuyết Minh từ nhỏ mất cha, chỉ có mẹ lúc ấy còn sống, và Hồ Chí Minh nắm rõ điều đó, nên trong thư chỉ vấn an nhạc mẫu. Căn cứ những điều trên, bức thư đó do Hồ Chí Minh viết, không còn nghi ngờ gì nữa. Thư viết xong đã rơi vào tay mật thám Pháp, đó là điều Hồ Chí Minh đã không thể lường trước được.
” Lúc ấy, Hồ Chí Minh công tác ở Thái Lan đến tận tháng 11 năm 1929. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử đến Hương Cảng, triệu tập hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. ” Hội nghị thống nhất ” đã khai mạc tại Hương Cảng ngày 3 tháng 2 năm 1930, chính thức tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau hội nghị, tháng 3 năm đó Hồ Chí Minh trở lại Thái Lan, tháng 4 lại đến Hương Cảng. Sau, nhiều lần lại từ Hương Cảng đến Thượng Hải, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trong Việt kiều tại tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lúc ấy, các đảng viên cộng sản Việt Nam Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng… cũng đang hoạt động trong Việt kiều ở Thượng Hải. Đầu tháng 5 năm 1930, Hồ Chí Minh lại viết một bức thư nữa từ Thượng Hải gửi Tăng Tuyết Minh. Bức thư này gửi qua Quảng Châu cho Tăng Tuyết Minh lúc ấy đang làm nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế tại Gia Dư Viên, thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức. Nội dung yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải đoàn tụ. Trong thư có hẹn kì hạn và nói rõ nếu quá hạn đó mà Tăng Tuyết Minh không đến sẽ đành một mình xuất ngoại. Thế nhưng, với cả bức thư này nữa, cũng đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Tăng Tuyết Minh cũng không sao nhận được. Tài liệu hồi ức do Tăng Tuyết Minh viết cũng như lời kể lại của bà qua thư từ trao đổi với tác giả bài này đều nói tới hoàn cảnh của sự cố này.
” Hoá ra, tháng 7 năm 1929 Tăng Tuyết Minh sau khi đã rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh ở trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn mới mở ra ở thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức, đến cuối năm. Đầu năm sau, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh tại y xá Quần An của Sa Khiếu ở thị trấn Lạc Tòng cũng huyện Thuận Đức. Bức thư của Hồ Chí Minh chuyển đến cho trạm y tế của Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu thì lúc ấy Tăng Tuyết Minh đã rời đi rồi. Trưởng trạm y tế Dư Bác Văn chẳng những không kịp thời chuyển thư đến Tăng Tuyết Minh mà ngược lại còn tự ý mở thư trước mặt vợ mình, lại còn gọi thêm cả nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, xem trộm nội dung thư, sau đó đem đốt đi. Nửa năm sau khi xảy ra chuyện đó, Tăng Tuyết Minh trở lại Quảng Châu thăm mẹ và nhận lời mời đến dự lễ khai trương cơ sở y tế tại nhà một bạn đồng học cũ. Tại đây cô bất ngờ gặp lại nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, người đã từng làm việc cùng tại thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Đức. Nữ y sĩ đó đã đem toàn bộ sự việc tuôn ra hết ngọn ngành. Lúc ấy so với thời hạn Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau ở Thượng Hải thì đã qua nửa năm. Tăng Tuyết Minh chỉ còn biết kêu khổ khôn nguôi, nuốt nước mắt vào lòng. Như vậy con người kia đã gieo tại hoạ khiến Tăng Tuyết Minh mất đi cơ hội được trở lại bên chồng, cũng gây cho cô một bi kịch suốt đời trong tương lai.”
Luật sư Loseby, người bảo vệ Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
” Đến cuối năm 1931, rốt cuộc Tăng Tuyết Minh cũng có được một cơ hội gặp Hồ Chí Minh nhưng lại là tại toà án của nhà đương cục Anh ở Hương Cảng xét xử Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy Hồ Chí Minh từ rất xa, còn Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không biết vợ mình có mặt tại toà. Cuối những năm 20 - đầu 30 hoàn cảnh của các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Hương Cảng rất tồi tệ. Trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản bội, các cơ sở bí mật bị phá hoại, chính quyền thực dân Pháp và nhà đương cục Anh ở Hương Cảng cấu kết với nhau bắt bớ các chiến sĩ cách mạng. Hồ Tùng Mậu bị các nhà đương cục Anh bắt rồi giao cho mật thám Pháp ” dẫn độ ” về Việt Nam giam cầm. Hồ Chí Minh cũng bị các nhà đương cục Anh bắt ngày 5-6-1931, lí do là làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại tại Hương Cảng. Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi cứu giúp. Tổ chức đó lại mời một luật sư tiến bộ người Anh ở Hương Cảng là ông Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau vài tháng bị giam giữ, Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử. Lần này đến Hương Cảng, Người lấy bí danh là Tống Văn Sơ. Nhưng sau khi bị bắt nhà đương cục Anh đã phát hiện đó chính là Lý Thuỵ, cũng tức là Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy rất nhiều báo Hương Cảng đưa tin. Cùng thời gian này, thân mẫu Tăng Tuyết Minh đang bị bệnh. Cô cùng mẹ đến Hương Cảng trú tại cơ sở chữa bệnh của anh cả là Tăng Cẩm Nguyên. Đọc được tin toà sẽ xét xử chồng mình là Lý Thuỵ liền nhờ bạn bè cũ cùng đến toà. Người đến dự thính xét xử rất đông. Tăng Tuyết Minh phải ngồi nghe cách xa phòng xử án. Nhìn thấy hình dáng tiều tuỵ của người chồng xa cách đã năm năm mà lòng khôn ngăn trăm mối ngổn ngang. Nhưng do khoảng cách khá xa, lại giữa toà án vợ chồng chẳng những vô phương trò chuyện mà Hồ Chí Minh thậm chí chắc chắn không hề biết Tăng Tuyết Minh đang ở trước mắt mình. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng có lời truyền ra rằng đây là một trọng phạm chính trị không được phép thăm hỏi, gặp gỡ. Tăng Tuyết Minh hỏi dò nhiều nơi và biết được rằng hội Hồng thập tự quốc tế và luật sư Loseby đang tìm cách cứu Hồ Chí Minh, tình cảnh có lẽ cũng sẽ chuyển biến, đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu, lòng hoang mang không biết làm sao.
Nguyễn Ái Quốc khoảng năm 1934 khi ra tù, trở lại Moskva.
” Tháng 2 năm 1932, thân mẫu Lương thị của Tăng Tuyết Minh bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tăng Tuyết Minh chuyển đến công tác ở y xá Quần An ở huyện Đông Hoàn, vốn là cơ cấu phân chi của y xá Quần An huyện Thuận Đức, vẫn làm nữ hộ sinh. Lúc này, cha mẹ cô đều đã mất, anh em đông nhưng người thì đi xa, người thì chết sớm, Tăng Tuyết Minh côi cút độc thân, thật là buồn khổ. Năm 1943, sau tiết xuân, thầy giáo cũ là Trương Tố Hoa mở tại đường Long Tân ở Quảng Châu một phòng chẩn trị, có lời mời Tăng Tuyết Minh đến giúp sức. Cô bèn xin thôi việc ở Đông Hoàn, đến phòng chẩn trị của Trương Tố Hoa làm nữ hộ sinh và làm việc ở đó cho đến tận ngày (Trung Quốc) giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, chính phủ tiến hành cải tạo và chỉnh đốn các cơ sở kinh tế tư nhân, thành lập các trạm vệ sinh bảo vệ sức khoẻ tại các khu. Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã đến công tác tại trạm số 8 ở khu vực phía Tây. Về sau trạm này đổi gọi là Viện Vệ sinh Kim Hoa (nay là Viện Y học Trung y khu Lệ Loan). Tăng Tuyết Minh công tác ở đó, hành nghề nữ hộ sinh đến tận năm 1977 khi về hưu.”
Bà Tăng Tuyết Minh (ảnh chụp năm 1965, ở tuổi 60)
Thế là từ sau lần trông thoáng thấy chồng ở Hương Cảng, không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Nguyễn Ái Quốc nữa. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng với tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Tân Hoa). Bà đã ” báo cáo với tổ chức “, đồng thời gửi mấy bức thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư ấy ” đều như đá chìm biển khơi (…) thậm chí chúng có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không là điều còn đáng hoài nghi “. Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng (một trong những người đã tới dự tiệc cưới năm 1926 cùng với bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai) ” chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thuỵ cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh “. Cán bộ này cũng ” giải thích (…) lí do tại sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hy vọng Tăng Tuyết Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác “. Vẫn theo sử gia Hoàng Tranh thì về phần mình, Hồ Chí Minh đã ” từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu dò tìm tăm tích của Tăng Tuyết Minh, năm 1960 lại nhờ Bí thư Trung Nam cục Đào Chú dò tìm dấu vết của bà ” song ” việc trên đương nhiên không thể có bất kì kết quả gì ” vì ” điều này vào thời ấy hoàn toàn không kì lạ “.
Bà Tăng Tuyết Minh đã ” yên tâm công tác ” cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Theo Hoàng Tranh, gia đình bà theo đạo Công giáo từ đời ông nội, và bà ” thường xuyên đi lễ ở giáo đường “. Bà ” có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt “, cuộc sống ” vô cùng giản dị “, ” luôn vui vẻ giúp người “…
” 11 giờ 15 phút ngày 14 tháng 11 năm 1991, sau 86 năm trải qua con đường đầy lận đận long đong, tại nơi cư ngụ [687 đường Long Tân Đông, Quảng Châu], cụ bà Tăng Tuyết Minh đã bình yên nhắm mắt, thanh thản trút hơi thở cuối cùng “.
Hoàng Tranh
————————————————-
Toàn văn bài này, Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, đã đăng trên số tháng 11-2001 của tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), xuất bản tại Nam Ninh. Tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) là nhà sử học, viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh, 1990). Bản dịch của Minh Thắng. Theo thông tin từ Hà Nội, một tạp chí sử học có ý đăng bài này, những đã bị chặn lại.
BAC' HO` QUA VI DAI VI CON` TRINH:
Hồ Chí Minh thần tượng hay huyễn tượng
Wednesday, 17 December 20081 y kienÔng Hồ và Nông Thị Xuân - người được nói là đã có 1 con trai với ông
Ngô Đức Diễm - Hồ Chí Minh, một nhân vật được Đảng Cộng Sản Việt Nam tôn thờ như một lãnh tụ thần thánh, và cũng thường được thế giới nhắc tới như một nhà cách mạng Việt Nam đáng kính. Nhiều tác giả từ Đông sang Tây đã từng viết về nhân vật lịch sử này, khen cũng có mà chê cũng không ít. Mới đây, hai sự kiện khá lý thú vừa xảy ra đang làm dư luận chú ý. Hội Đồng Thành Phố Acapulco của Mễ Tây Cơ đã thông qua quyết nghị vinh danh Hồ Chí Minh như một anh hùng Việt Nam và dựng tượng họ Hồ bên cạnh tượng Gandhi tại thành phố du lịch này. Trong khi đó, Giáo Sư Hồ Xuân Hùng tại Đài Loan mới đây vừa tung ra qủa bom làm chấn động dư luận, cho rằng Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam mà là người Trung Hoa, thuộc sắc tộc He (Hakka). Trước những cái nhìn trái ngược đó, thiết tưởng đặt lại vấn đề “Hồ Chí Minh là thần tượng hay huyễn tượng” là điều hợp lý và hợp tình.
Hồ Chí Minh là ai? Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy câu trả lời dứt khoát. Thực vậy, tên tuổi, ngày tháng, năm sinh cũng như quãng đời hoạt động của họ Hồ đã được ghi lại một cách khác nhau, biến nhân vật lịch sử này thành một dấu hỏi lớn, nếu không nói là một huyền thoại! Theo nhiều tài liệu được viết ra, Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Con ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy có tên sổ bộ là Nguyễn Tất Sắc. Bước vào con đường hoạt động chính trị, Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc và chính thức là Hồ Chí Minh.
Khuynh hướng đề cao Hồ Chí Minh không hẳn là thiếu phổ biến. Với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ Chí Minh là vị “cha già dân tộc” khả kính, soi đường dẫn lối đưa dân Việt tới đài vinh quang. Theo người cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được sánh ví ngang hàng với tư tưởng Mác-Lê trong vai trò chỉ đạo, nên Điều 4 Hiến Pháp cộng sản Việt Nam đã ghi rõ “Đảng cộng sản Việt Nam…theo chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh..là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Bên cạnh tư tưởng chỉ đạo, người cộng sản còn đề cao đạo đức cánh mạng của Bác Hồ như một ông thánh, hy sinh hạnh phúc cá nhân để phục vụ dân nước. Nào là Bác sống độc thân không vợ không con. Nào là Bác sống một đời thanh đạm, ở nhà sàn, chân đi dép lốp, mặc áo Khaki..Nhất là Bác luôn luôn đề cao những giá trị độc lập tự do thống nhất, và còn chú trọng đến chính sách “thụ nhân” chủ trương “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người..” Chính vì những công lao đáng nhớ đó, nên Đảng cộng sản Việt Nam mới cố gắng duy trì hình ảnh “Bác sống mãi trong quần chúng” với xác ướp và lăng Hồ Chí Minh tại Ba Đình, giống như xác ướp Lê Nin tại Quãng Trường Đỏ Cẩm Linh. Nhất là Đảng cộng sản Việt Nam còn lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thủ đô Sài Gòn ngày 1 tháng 5 năm 1975 để nhớ công ơn “giải phóng miền Nam” theo di chúc của Bác.
Không phải chỉ có cộng sản Việt Nam tôn vinh Hồ Chí Minh làm cha già dân tộc, mà chính cơ quan Unesco thuộc Liên Hiệp Quốc trong phiên họp khoáng đại ngày 20 tháng 10 năm 1987, đã thông qua quyết nghị vinh danh Hồ Chí Minh như một anh hùng văn hóa (great man of culture) trong ngày sinh nhật thứ 100 của họ Hồ. Nhưng quyết định đó không được thực hiện vì bị cộng đồng người Việt chống đối mạnh mẽ, đưa ra ánh sáng những sự thật tiêu cực đàng sau những huyền thoại được tô son điểm phấn đầy tính cách lừa phỉnh.
Mới đây nhất là sự kiện thành phố Acapulco của Mễ Tây Cơ quyết định vinh danh Hồ Chí Minh như một anh hùng dân tộc và dựng tượng họ Hồ bên cạnh tượng Gandhi tại thành phố tươi đẹp trên bờ Thái Bình Dương này. Quyết nghị này đã làm dân Việt khắp nơi bất bình phẫn nộ. Trước sự vận động mạnh mẽ của Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, 20 cộng đồng người Việt từ Úc Châu, Canada, Pháp, Hòa Lan, Bỉ và đặc biệt là Hoa Kỳ đã ký tên trong một thư ngỏ đăng trên nhật báo El Sur ngày 7 tháng 12 năm 2008, đòi hỏi Hội Đồng Thành Phố Acapulco hủy bỏ quyết định gây sóng gió nói trên, đồng thời phô bày bộ mặt thật của họ Hồ cho thế giới. Theo thư ngỏ, Hồ Chí Minh không xứng đáng được tôn vinh, vì họ Hồ không phải là nhà đại cách mạng hay anh hùng dân tộc, mà chỉ lả một tên cộng sản quốc tế, đã đem chủ thuyết Mác Lê bất nhân lỗi thời phản tiến hóa về đày đọa dân tộc Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua.
Đối lại với cái nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam, của Unesco và thành phố Acapulco, nhiều tác giả khác đã đưa ra những cái nhìn mới về Hồ Chí Minh. Dưới ngòi bút của Minh Võ, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Hữu Thống, Đỗ Thông Minh, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, và mới đây là Trần Khải Thanh Thủy và Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh đã xuất hiện như một con người tầm thường, và huyền thoại Hồ Chí Minh phải được phế bỏ để trả lại sự thật cho lịch sử.
Theo tài liệu và luận chứng của các tác giả nêu trên, Hồ Chí Minh không phải là một nhà ái quốc chân chính, một cha già dân tộc hay hơn nữa một anh hùng văn hóa. Trái lại, họ Hồ chỉ là con người tầm thường như muôn người khác với những sai lầm, khiếm khuyết cũng như những yếu đuối thường tình của một con người. Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn tiêu biểu là con người giả dối, ác độc và thiếu đạo đức cách mạng.
Thứ nhất, người ta đã khám phá thấy nhiều điểm không thật trong tiểu sử của họ Hồ liên hệ đến tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ cũng như đời tư của ông đàng sau những nét son phấn tô điểm để thần thánh hóa lãnh tụ.
Về tên thì ngoài những tên quen thuộc như Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, họ Hồ còn xuất hiện với nhiều tên khác mà Trần Khải Thanh Thủy trong tác phẩm “Hồ Chí Minh nhân vật trăm tên nghìn mặt” đã đếm được 167 bút danh bút hiệu, như Nguyễn Tất Thành, Paul Thành, Lê Văn Ba, Lý Thụy, Tống Văn Sơ, Vương Chí Sơn, Chang Vang, Già Thu, Lin, Trần Dân Tiên…
Về ngày sinh và năm sinh, cho đến nay, người ta vẫn chưa có thể xác quyết Hồ Chí Minh thật sự sinh ngày nào, tháng nào năm nào! Theo báo chí tuyên truyền của Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Thế mà trong đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp với cái tên Paul Thành, họ Hồ lại khai là sinh năm 1892 tại thành phố Vinh. Thề rồi tại sở cảnh sát Paris, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, họ Hồ lại khai là sinh ngày 15 tháng 1 năm 1894! Ba năm sau, taị Bá Linh, họ Hồ đã đổi tên là Chang Vang và đổi ngày và năm của mình, khai là sinh ngày 15 tháng 2 năm 1895. Trong cuốn”những mẩu chuyện về đời hoạt độngt của Hồ Chủ Tịch” họ Hồ đã giả danh Trần Dân Tiên, khai là sinh ngày 19 tháng 5 năm 1895!
Về tư cách thì ôi thôi, hình ảnh vị cha già dân tộc, hình ảnh Bác với “mắt như sao râu dài, nước da nâu người sương gió″ đã hy sinh trọn vẹn đời mình cho tổ quốc dân tộc, nay xuất hiện dưới ngòi bút của Trần Khải Thanh Thủy cũng như nhiều tác gỉa khác như một con người vô đạo đức, thiếu tư cách, nếu không nói là vô liêm sỉ. Thật vậy, hình ảnh Bác độc thân không vợ không con, chỉ có “hàng triệu con cháu, những thanh niên, trẻ em Việt Nam” đã biến thành con hùm râu xanh có nhiều vợ nhiều con như văn chương dân gian đã mô tả:
Bác sinh Bác vốn đa tình
Cho nên Bác lấy Tuyết Minh vợ Tàu
Tuyết Minh đâu phải vợ đầu
Lạc Xuân Trưng nữa ngõ hầu năm cô!
Thế là Bác có năm thê bảy thiếp. Tại Hồng Kông, Bác dan díu với cô gái Trung Hoa tên Li Sam. Tại hang Pắc Bó, Bác cũng có ôm ấp cô gái thượng tên là Nông Thị Ngát (Trưng). Tại Cao Bằng, Bác đã có con với Đỗ Thị Lạc. Tiêu biểu nhất là Bác đã có con với Nguyễn Thị Xuân, mà nhân chứng sống của mối tình oan nghiệt đó là cậu Nguyễn Tất Trung hiện nay còn sống tại Hà Nội. Văn chương dân gian cũng đã nhại thơ Lưu Trọng Lư để kể lại mối tình giữa Bác và cô Xuân, cùng với cái chết oan nghiệt của cô Xuân như sau:
Em có nghe Đảng kể
Về một vụ hoang thai
Xác nai vàng ngơ ngác
Bọc trong lá cờ ta..
Vũ Thư Hiên, trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày, đã trích dẫn lá thư của cô Nguyễn Thị Vàng, em Nguyễn Thi Xuân, tiết lộ về cái chết oan ức của cô Xuân như sau: ” Bác sĩ tuyên bố, đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Đây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp.” Theo tài liệu, thì đây là luỡi búa của Bộ Trưởng công an Trần Quốc Hoàn hạ xuống theo lệnh Bác để phi tang..
Thế đó! Không phải Bác chỉ đa tình, mà Bác còn xuất hiện như một con người nham hiểm ác độc:
Bác sống như một gã hoang dâm
Chơi hoa rồi lại phái người đâm
Làm cha như Bác khổ non nước
Nghĩa hận lòng căm những sớm chiều
Trở lại câu hỏi Hồ Chí Minh có phải là nhà ái quốc chân chính không, nhiều tác giả đã khẳng định là không. Luật Sư Nguyễn Hữu Thống, trong cuốc Giải Thể Chế Độ Cộng Sản, đã qủa quyết “Hồ Chí Minh không phải người yêu nước. Nguyễn Ái Quốc không phải là nhà ái quốc, nên ông ta vẫn tiếp tục đẩy tới chiến tranh võ trang để phá vỡ mọi giải pháp độc lập quốc gia.” Theo LS Thống, độc lập thống nhất chỉ là chiêu bài Hồ Chí Minh dùng để áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đầu dân Việt, vì thực sự Việt Nam đã có độc lập thống nhất từ năm 1949, khi Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký Hiệp Định Elysee với Quốc Trưởng Bảo Đại, công nhận Việt Nam độc lập thống nhất trong Liên Hiệp Pháp.
Sở dĩ Hồ Chí Minh dùng độc lập thống nhất làm chiêu bài nhuộm đỏ Đông Nam Á, vì trước sau, họ Hồ chỉ là một con người cộng sản quốc tế. Đỗ Thông Minh trong cuốn Con Đường Dân Chủ Hóa Việt Nam đã xác nhận: “Lý Thụy là một đảng viên quốc tế cộng sản, cán bộ được đào tạo dể bành trướng chủ nghĩa cộng sản vùng Đông Nam Á. Các tài liệu trong văn khố Nga và Bộ Văn Khố Đảng Toàn Tập của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy ông hoàn toàn lãnh lương và làm theo chỉ thị của quốc tế cộng sản.” Chính Búi Tín, trong cuốn Về Ba Ông Thánh, cũng thú nhận; ” Trước đây, tôi đã nhận định ông Hồ là người yêu nước, nhân vật có công lao với đất nước, đồng thời ông có trách nhiệm trong những lỗi lầm, trong những lầm lẫn, để cho đất nước nghèo khổ, không có dân chủ, không có luật pháp nghiêm minh..”
Điều đáng nói và hẳn lịch sử không bao giờ quên, là Hồ Chí Minh đã dựa vào chủ thuyết cộng sản sai lầm và bất nhân, gieo bao thảm họa lên đầu dân Việt, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tố cường hào ác bá tại Liên Khu IV năm 1953 và cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc năm 1956, với chủ trương “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đã giết hại bao dân lành vô tội. Hàng trăm ngàn người dân đã bị hành quyết một cách dã man duới bàn tay đao phủ của Đảng: “Giết giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ, cho ruộng đống lúa tốt tốt thuế mau xong.” Nếu Milosovich của Nam Tư và Sadam Hussein của Irap bị kết án diệt chủng, thì Hồ Chí Minh, với cái chết của gần nửa triệu người trong các đợt đấu tố và cải cách ruộng đất, cũng đáng được liệt vào hàng ngũ những tên tội phạm phi nhân bản đó.
Viết đến đây, tôi cảm nhận rằng, lịch sử còn diễn biến, và giòng lịch sử quả phức tạp và uyển chuyển. Nhưng rồi, trước sau, mọi sự thật lịch sử cũng sẽ được phơi bày. Mọi phê phán vội vàng có thể thiếu khách quan và chuẩn xác. Nhưng người viết có thể cảm nhận rằng, Hồ Chí Minh không phải là thần tượng, mà chỉ là một huyền thoại hay đúng hơn, một huyễn tượng. Cảm nhận như thế, tôi liên tưởng ngay tới Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn, trong nỗ lực phế bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh. Trong lúc chờ xem cuốn phim tài liệu “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” do Phong Trào thực hiện và phổ biến, người viết xin mượn lời Bùi Tín trong cuốn Về Ba Ông Thánh để kết bài nhận định này: “Xin chớ coi ông là một ông thánh, vì ông không phải là thánh.”
Sự Thật Về Hồ Cáo Là Ai????
» Tác giả: Tuổi trẻ Việt Nam Vọng Trấn Quốc
» Dịch giả:
» Thể lọai: Lật lại hồ sơ
» Số lần xem: 9064
1. Sự Thật Về Hồ Cáo Là Ai????
Xin kính gửi đến toàn thể quý vị lời đề nghị của báo Tiền Phong. Chúng tôi tha thiết xin quý vị hãy giúp các bạn trẻ tại Việt Nam trong việc “nâng cao sự hiểu biết về thân thế và sự nghiệp (THẬT SỰ) của Hồ Chí Minh”. Sau đây là sự hiểu biết tổng quát của giới trẻ chúng tôi tại hải ngoại về Hồ Chí Minh. Xin nhờ anh Nguyễn Thế Vinh thuộc báo Tiền Phong, Trung tâm thông tin (Ban Khoa giáo Trung ương) và công ty NetNam đăng hộ trong trang Web “Bác Hồ với tuổi trẻ” của mấy anh.
Nghĩ đến đâu viết đến đấy, có lẽ không gọn gàng cho lắm, xin anh đừng chấp. SỰ THẬT là trên hết phải không anh? Xin chân thành cảm ơn Vọng Trấn Quốc HỒ CHÍ MINH? Tên tục Nguyễn Sinh Cung, đến năm 10 tuổi trở thành Nguyễn Tất Thành Cha là Nguyễn Sinh Huy, say rượu, ra lệnh đánh phạm nhân là Tạ Đức Quang gây ra án mạng, bị giáng chức xuống 4 cấp và bãi chức Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định - ngày 17.09.1910). Phải bỏ xứ vào tận miền Tây Nam Việt để tìm kế sinh nhaị Gia đình tan nát, cha bị án mất chức, Nguyễn Tất Thành phải bỏ học, giải quyết cuộc sống tạm thời, cho bản thân và khả dĩ giúp đỡ gia đình. Đó là ý nghĩa của đơn xin vào học Trường thuộc địa mà Nguyễn Paul Tất Thành đã gửi cho Tổng trưởng bộ thuộc địa và Tổng thống Pháp vào ngày 15.09.1911 ngay khi tới Marseille .
Đơn xin bị khước từ, mộng làm quan (thuộc địa) bất thành, làm nghề sửa ảnh tại Paris để gửi tiền về cứu đói gia đình. Tại Paris, cuỗm bút hiệu chung “Nguyễn Ái Quốc” của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền tại Pháp (thuộc “Đồng bào Ái hữu hội”, đến năm 1914 đổi ra thành “Hội những người An-nam yêu nước). Bắt đầu hoạt động chính trị vào tháng 12 năm 1917. Lần lượt trở thành đảng viên đảng xã hội Pháp, đảng cộng sản Nga và đảng cộng sản Trung Quốc. Suốt đời cung cúc tận tụy cho nhiệm vụ quốc tế vô sản, trung thành với tư tưởng Mác-Lê, vận dụng công cuộc đấu tranh cho dân chủ dân tộc để đi đến xã hội chủ nghĩa ngoại lai, thực hiện cách mạng thế giới vô sản. Bán cụ Phan cho mật thám Pháp để lấy 100 ngàn đồng (1925).
Những năm ở Trung Quốc, chiêu dụ thanh niên Việt Nam tại Trung Quốc theo học trường Hoàng Phố chuyển qua cộng sản. Thông báo cho Pháp bắt những ai khước từ. Văn khố lưu trữ tài liệu của các “công dân quốc tế” ở Mạc Tư Khoa đã phá vỡ “huyền thoại của con người suốt đời thờ chủ nghĩa độc thân khắc kỷ, để chuyên phục vụ cho quốc gia dân tộc” : mối tình đơn phương với cô đầm tên Bourdon tại Paris, người vợ Nga tại Mạc Tư Khoa, thiếu nữ Tàu tên Lý Sâm tại Hương Cảng, một thiếu nữ Tàu khác tại Vân Nam (do tướng Long Vân cung ứng), vợ chính thức Nguyễn Thị Minh Khai, bí danh Phan Lan tại Mạc Tư Khoa (1934), tán tỉnh vợ chưa cưới của Châu Ân Lai, vô số nữ “cần vụ”.
Ngoại trừ Nguyễn Thị Minh Khai, những người đàn bà của Hồ Chí Minh đều bị thủ tiêu để giữ tròn hình ảnh “không vợ con, tận tụy lo việc nước việc dân”. Điển hình là vụ bức tử bà Hồ Chí Minh, tên Nguyễn Thị Xuân, phục vụ “Bác” vào đầu năm 1955 và sinh được một cậu con trai vào năm 1956, được “Bác” đặt tên Nguyễn Tất Trung. Cô Xuân bị đánh vỡ sọ chết bằng búa vào ngày 12.02.1957, xác để ở bệnh viện Phủ Doãn. (Năm 1969, Hồ Chí Minh chết, Thư ký riêng Vũ Kỳ đem Nguyễn Tất Trung, con trai của Minh Xuân và Hồ Chí Minh về làm con nuôi, đặt tên mới là Vũ Trung)
Nguồn gốc cái tên Hồ Chí Minh như sau : 1942, dưới tên Hồ Quang, Lý Thụy (một bí danh khác của HCM) sang Trung Quốc vận động đ-ảng cộng sản Trung Quốc giúp đỡ cho phong trào giải phóng. Và để tránh sự phát hiện của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, tìm tên mới, có liên quan đến người vợ Nguyễn Thị Minh Khai mới mất - người đàn bà để lại dấu ấn tình cảm sâu đậm nhất trong tâm khảm họ Hồ- làm kỷ niệm (Minh Khai bị Pháp xử bắn vào tháng 8.1941, sau vụ bạo động 1940 thất bại tại miền Nam). Nên Hồ Quang đổi chữ Quang ra chữ Minh (2 từ gần đồng nghĩa), rồi thêm chữ Chí = Hồ Chí Minh, để nói lên tâm tình của ông dành cho Minh Khai là “trọn vẹn”, “đến nơi đến chốn”. Về nước phát động kháng chiến giành độc lập, noi gương Staline, Mao “sùng bái cá nhân” bằng cách tự xưng với dân là “Bác”, là “Cha già dân tộc”. Chia đôi đất nước vào năm 1954 và xúc tiến cuộc xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực. Tác giả của 7 triệu xác đồng bào qua việc xua quân “cầm AK đi mở nước, sinh Bắc tử Nam” quay mũi súng “giải phóng” cho đồng bàọ Thủ phạm của hàng trăm ngàn đồng bào vô tội miền Bắc qua vụ cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 50, song trút trách nhiệm cho kẻ khác với những giọt nước mắt cá sấu.
Người chịu trách nhiệm cho những vụ án oan trái mà điển hình là vụ án văn học Nhân Văn Giai Phẩm và vụ án chính trị Xét lại, chống đảng. Cả đời không hề có tư tưởng nào cả ! Khẩu hiệu trước đây của CSVN để huấn dụ cán bộ là “chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chủ Tịch”. Khi được hỏi tại sao Hồ Chí Minh không viết ra những suy nghĩ vĩ đại, ông trả lời là đã có Staline và Mao Trạch Đông viết ra rồị Thậm chí câu “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” cũng là ăn cắp câu “Government of the people, by the people, for the people” của Tổng thống Abraham Lincoln trong bài diễn văn đọc tại Gettysburg vào năm 1863. Đấy là lý do mà UNESCO đã từ chối lời xin hỏi của Hà Nội làm lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh như một danh nhân thế giới vào năm 1990. ”Sự nghiệp văn chương” duy nhất có chăng là cuốn sách tự bốc thơm “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” vào mùa xuân năm 1948 với bút hiệu Trần Dân Tiên! Vào ngày 2.9.1969, đi gặp “cụ Các Mác, cụ Lằnin và các vị cách mạng đàn anh khác”.
Di chúc (tuyệt phẩm này được viết đi viết lại từ ngày 10.5.1965) thỉnh cầu rằng : ”... chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thì hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.á Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. 1 hộp cho miền Bắc. 1 hộp cho miền Trung. 1 hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn 1 quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơị Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồị Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm...” Bác Hồ ta cao thượng là thế đấy : đã bảo “khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân” mà không chịu một nấm đất giản đơn (tại nơi sinh quán Nghệ Tĩnh chẳng hạn) cho dân nhờ. Mà đòi phải được “hỏa táng”, tốt hơn nữa là... “điện táng” (...”vệ sinh” hơn!) Xong rồi đem bỏ vàọ... 3 cái hộp (phải bằng... “sành” mới xong!), bắt mỗi miền phải nhận một cái : như thế chắc ăn là cả nước sẽ phải làm tang lễ?.
Bảo là khỏi “tốn đất ruộng” (để làm một tấm bia), nhưng Bác đòi tớị.. 3 quả đồi để xây 3 cái mả ! Như thế chưa xong, Bác đòi xây thêm... 3 “ngôi nhà rộng rãi, chắc chắn”. Lỡ may có... “người đến thăm viếng”, phải sách hoạch chương trình “trồng cây”, với điều kiện mỗi người phải trồng đến... “vài cây”, ngõ hầu mấy chục năm sau sẽ thành 3 cánh rừng u minh, 3 “lăng miếu” ngàn đời của Hồ Chủ Tịch khắp miền đất nước?!? Nếu Hồ Chí Minh cần kiệm công chính, thì Ông Trời quả chí công vô tư : di chúc đã không được đám hậu duệ tuân theo, mà thâm ý phơi thây xú uế nghìn thụ Tựu trung : Khi sinh tiền, là cha đẻ của chế độ toàn trị tại Việt Nam, dựa trên chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp.
Sau khi chết, sự nghiệp của ông để lại là : đám tài phiệt đỏ, đặc quyền đặc lợi, mặc tình vơ vét,á trại tù cải tạo, vùng kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, vượt biển bán chính thức thu vàng, buôn lậu, tham nhũng, bán lãnh thổ, nhượng lãnh hải cho kẻ thù phương Bắc. Là điểm dựa cuối cùng để những người cộng sản cuối cùng của bạo quyền đỏ duy trì quyền lực hầu tiếp tục cai trị đất nước với cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Để họ tiếp tục dựa vào các cơ quan đàn áp (quân đội và an ninh) để duy trì quyền lực. Để vơ vét cạn mòn đất nước. Để từ chối quyền tự do của công dân, hô hào nguy cơ “diễn tiến hòa bình” để đàn áp cao trào dân chủ ở trong nước. Đất nước có được xây dựng lại đẹp hơn 10 lần hơn như lời Hồ Chí Minh đã từng hứa hẹn? Hay là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay?
Sau sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô, cộng sản Việt Nam mất chỗ dựa và phải áp dụng chính sách mở cửa nhằm cứu vãn một nền kinh tế và cơ cấu chính trị trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước và do đ-ảng lãnh đạo”, một phương thức kinh tế mà chính Nhà nước và đ-ảng không hiểu là gì! Chủ trương “Trăm năm trồng người” (ăn cắp của Quản Trọng) của Hồ Chí Minh đến đâu rồi? Hay sau hàng chục năm tiến thẳng xuống xã hội chủ nghĩa, người vẫn chưa được làm người, tuổi trẻ bị nhồi sọ, phá hủy trồng ngược với chính sách ngu dân, cả nước lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện, trên tất cả các lãnh vực kinh tế xã hội, tinh thần và đạo đức, tư tưởng và chính trị ? ”Bác Hồ” có đẹp như...
Trần Dân Tiên ngày xưa và một thiểu số cam chịu kiếp mù điếc ngày nay bái tụng không? Hay là một con người mà cuộc đời là cả một chuỗi dài thủ đoạn, trí trá và cướp giựt : cướp tên họ, cướp chính quyền, cướp thời cơ, cướp danh nghĩa, cướp chính nghĩa, rồi cướp cả tài sản lẫn xương máu nhân dân. Là hiện thân của Tội Ác trước lịch sử dân tộc Việt Nam. Là tội đồ của dân tộc Việt Nam Tuổi trẻ trong trắng và vụng dại, nhưng không mạt nhược và ngu hèn. 3/5 nhân dân Việt Nam là người trẻ. Là những người sẽ Viết Lại Lịch Sử, Làm Lại Tương Laị Dẫu với muôn ngàn tiêm thuốc chữa, thây ma vẫn hoàn thây mạ Và sẽ phải đền tội cùng Đồng Bào, Đất Nước. Với phường bán nước, hại dân.
Tuổi trẻ Việt Nam Vọng Trấn Quốc
Bao lâu CSVN còn nắm chính quyền: Đất nước còn nguy cơ bị mất vào tay Trung Cộng
Trần Trọng Nghĩa
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
Tinh Thần Nô Lệ, Não Trạng Cướp Bóc
Từ Phạm Văn Đồng Tới Nguyễn Tấn Dũng
Những ngày gần đây, có tin bãi đất bồi mang tên Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía nam cửa sông Hà Khẩu, tức là thuộc lãnh thổ Việt Nam, đang bị Trung Cộng đòi Hà Nội phải cắt nhượng. Nguồn tin được kiểm chứng trên đây còn cho biết thêm, tập đoàn lãnh đạo CSVN có ý định nhượng bộ yêu sách của Bắc Kinh.
Cũng nên nhớ là sau khi đảng CSVN đã ký kết các Hiệp Định, Hiệp Ước cắt đất, nhượng biển cho Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, kẻ luôn có ý đồ xâm lăng, thôn tính lãnh thổ nước ta trong suốt gần 5000 năm lịch sử, Bắc Kinh đã hối thúc Hà Nội phải cấp tốc cắm cọc mốc phân ranh đường biên giới. Mặc dù đã có những văn bản được ký kết nêu trên, Bắc Kinh vẫn bắt Hà Nội phải tham gia nhiều vòng đàm phán trước khi cắm cọc mốc trên địa thế. Ví dụ, tờ Việt Báo điện tử của Nhà Nước, ngày 30/12/2004 đưa tin về cuộc hội họp đàm phán ngày 27 và 28/12/2004 tại Bắc Kinh như sau "Cụ thể, hai bên thống nhất ưu tiên phân giới cắm mốc tại các khu vực nhạy cảm như các khu vực cửa khẩu, khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân nhằm tạo xung lực cho công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến...". Mục đích của Bắc Kinh qua những vòng gọi là đàm phán này là bắt CSVN phải công nhận những vùng chúng đã lấn chiếm, hoặc đang dùng áp lực để lấn chiếm thêm. Chính qua những vòng đàm phán bán nước này mà không những Thác Bản Giốc đã bị Trung Cộng lấy mất, mà còn nhiều vùng rộng lớn đất đai của Tổ Quốc đã bị CSVN cắt dâng cho quan thày Bắc Kinh của chúng. Cụ thể: Các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất hay cao điểm 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của Trung Cộng; Núi Bạc hay ngọn 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc Tầu; và các dãy khác như các cao điểm 1545, 772, 233 cũng đã bị cắt mất. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định; khu vực Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc Trung Cộng.
Dòng sông biên giới. Sông Ka Long Ảnh: Hạnh Nguyễn Hơn thế nữa, có những nơi, sau các Hiệp Ước, Hiệp Định, sau các vòng đàm phán và kể cả sau khi đã cắm cột mốc biên giới, Trung Cộng còn bắt CSVN phải cắt nhượng thêm đất cho chúng như ở Tục Lãm chẳng hạn. Cũng nên biết là trên cơ sở những tài liệu từ thời Pháp thuộc, những thỏa nhượng của CSVN trong các vòng đàm phán với Trung Cộng, và các Hiệp Ước Biên Giới trên đất liền (30/12/1999), Hiệp Định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định hợp tác nghề cá (25/12/2000), cửa sông Bắc Luân là điểm khởi đầu bờ biển cũng như khởi đầu biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực chất, trên bộ, giòng sông chảy qua thị xã Móng Cái, qua cửa khẩu Bắc Luân và cũng là "giòng sông biên giới", vì đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc chạy theo đường phân thủy của nó, mang tên là sông Ka Long. Sông Ka Long đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại Hà Khẩu.
Thiết tưởng cũng nên phân biệt cửa sông Bắc Luân và "cửa khẩu quốc tế Bắc Luân" nằm trong thị xã Móng Cái. Thị xã Móng Cái nằm trên bờ Nam sông Kalong, bên kia sông là thị xã Đông Hưng của Trung Quốc. Hai bên nối với nhau bằng một cây cầu. Cửa khẩu của hai bên được xây cất ở hai đầu cầu. Cũng ở hai bên đầu cầu CSVN và Trung Cộng, vào ngày 27/12/2001 đã cử hành lễ khánh thành cột mốc đầu tiên của khoảng 1400 cột mốc dọc theo biên giới trên bộ. Cột mốc biên giới này mang số 1359.
Cột mốc 1369 nằm ngay cửa khẩu Móng Cái. Đây là cột mốc đôi, bên TQ đánh số (1) bên VN đánh số (2) nhưng đều cùng mang số 1369. Ảnh: Hạnh Nguyễn Trở lại vị trí của bãi Tục Lãm. Bãi đất bồi này nằm phía nam song Ka Long và từ nhiều năm nay nhà nước CSVN đã cho bộ đội biên phòng tới trấn thủ. Đồng thời họ cũng đã biến vùng này thành một khu kinh tế mới và đưa dân tới đây khai khẩn. Từ một vùng địa đầu giới tuyến hoang vu, sình lầy, bàn tay lao động của người Việt Nam trong hàng chục năm qua đã biến nó trở thành một khu trù phú với đầy vườn cây ăn trái, ruộng nuôi tôm, ao thả cá... Để đổi lấy cuộc sống tạm gọi là sung túc hiện tại, người dân ở đây đã "phải ngày ngày đối phó với thiên nhiên và những áp lực lấn chiếm". Chính vì vậy mà người dân vùng này đã kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của họ, của Tổ Quốc Việt Nam. Bài viết "Làng biên giới" trên trang mạng đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 5/1/2007 nói về vùng đất "bãi bồi cửa biển" này đã đề cập đến vai trò bảo vệ lãnh thổ của cư dân tại 8 thôn xã Hải Hòa như sau: "Thôn 7 có 100% số hộ ký cam kết tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Lúc nào đồn biên phòng cần huy động là mọi người dân sẵn sàng tham gia ngay lập tức. Ai cũng hiểu, có giữ vững đường biên thì mới ổn định được kinh tế nhà mình".
Nhưng không biết người dân xã Hải Hòa có còn bảo vệ được Bãi Tục Lãm của họ, của đất nước trong bao lâu nữa khi đám đầu lãnh CSVN ở Hà Nội đã tiếp đón những tên thái thú Bắc Kinh đến đòi họ phải cắt nhượng vùng "bãi đất bồi cửa biển" này? Họ dành quyền bán nước và không chấp nhận để nhân dân tham gia bảo vệ bờ cõi. Cứ nhìn họ xua công an cơ động đàn áp vũ phu các cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên phản đối Trung Cộng bắn giết ngư phủ, cướp đất, cướp biển...; bắt giam những người đấu tranh bảo vệ lãnh thổ... đủ thấy nguồn tin báo động bè lũ lãnh đạo "có vẻ nghiêng về giải pháp giao nhượng" là chính xác. Báo đài trong nước hoàn toàn ém nhẹm tin tức vụ này. Sở dĩ người ta biết được là vì trong số những người ai biết việc đã có người không cam tâm đồng lõa bán nước với tập đoàn lãnh đạo CSVN. Nhân dân rất hoan nghênh tinh thần yêu nước của những người này để phá vỡ âm mưu bán nước của lãnh đạo CSVN. Vì bao lâu CSVN còn nắm chính quyền thì nguy cơ đất nước bị Trung Cộng lấn chiến còn tồn tại.
Tại Sao Ông Phạm Văn Đồng Lại Xác Nhận Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa Cho Trung Cộng?
Lê Nguyên Hồng
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
TẠI SAO ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
LẠI XÁC NHẬN CÁC HẢI ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CHO TRUNG CỘNG?
Công dân cựu bộ đội "quân đội nhân dân Việt Nam" - Lê Nguyên Hồng
Một sự thật được ém nhẹm và là “Bí Mật Của Đảng” xem ra không thể nào dấu kín được nữa, nếu ngày 14/09/2008 phía Trung Quốc họp báo công khai công hàm của ông Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.
Sau 50 năm, một sự thật được tiết lộ một cách phủ phàng, mặc dù trước đây cũng đã có những thông tin nhưng chưa chính thức. Giờ đây chúng ta bàng hoàng, thảng thốt: Vì sao? Vì sao?
Nhưng trước hết chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài chứng cớ lịch sử về hai quần đảo này:
Ai trong chúng ta cũng biết rằng: Hoàng Sa và Trường Sa là mảnh đất thiêng liêng của nhân dân Việt Nam. Chủ quyền hai quần đảo này đã được chứng minh bằng những chứng cớ lịch sử của những cư dân qua các triều đại phong kiến cho đến nay. Họ ! Những chủ nhân đích thực đã quản lý và khai thác trên vùng biển đảo này hàng mấy trăm năm nay.
Không những các tài liệu đã được lưu giữ trong nước, mà còn có rất nhiều tài liệu do người nước ngoài viết lại, thể hiện chủ quyền của nước ta như:
1 Sách Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán, viết năm 1696.
2 Hoặc các tác giả người Âu Châu như: Lepoivric ( 1749), Taberd(1833), Gutzlaff ( 1849). Còn theo sử sách trong nước, chúng ta cũng có đủ bằng chứng về chủ quyền của nước Đại Việt, gồm cả hai triều Trịnh- Nguyễn phân tranh (đều phò vua Lê) qua các sách: Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ có Hồng Đức Bản Đồ hay Thiên Hạ Bản Đồ, trong Toản Tập An Nam Lộ là tác phẩm của Đỗ Bá Cung soạn năm Chính Hòa thứ 7 ( 1686 ).
Trong sách của nhà bác học Lê Quí Đôn năm 1776 có tên Phủ Biên Tạp Lục, tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ có lời chú giải rằng: “ Giữa bãi cát vàng ( Hoàng Sa ) dài tới 400 dặm…” “ Nhà Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông đều đưa 18 chiến thuyền đến lấy hàng hóa, vật phẩm như là vàng bạc, tiền tệ và súng đạn …”
Bàn đồ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi rõ “bãi cát vàng” nằm ở phía trước của các địa danh trên đất liền như : Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa ( Quảng Ngãi ).
Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc Sử Quán ấn hành của triều Nguyễn có ghi: Thủy quân đội Hoàng Sa ra đảo xem xét và đo đạc thủy trình( quyển 50 và 52 đời Gia Long)…Và chưng miếu lập bia, trồng cây làm mốc chủ quyền ( quyển 104,122,154,165 đời Minh Mạng). Và còn rất nhiều bằng chứng khác như trong ngành khảo cổ về các Bài Gỗ ( cột móc ) dài từ 4-5 thước, rộng 5 tấc (đơn vị đo) mà các Cai Đội Thủy Quân thời xưa có trách nhiệm đem ra dựng tại các đảo và có khắc chữ như : ngày…tháng…năm…và tên của người Cai Đội v.v…
Bằng chứng chắc chắn là còn rất nhiều, nhưng trong bài viết này, tôi chỉ xin liệt kê một số tài liệu mà mình biết để chứng minh: Hoàng sa và Trường Sa là của đất nước Việt Nam !!!
Trở lại vấn đề của ông Phạm Văn Đồng, tôi có mấy ý kiến và chất vấn như sau: Ông Đồng là người ở trên cương vị Thủ Tướng chính phủ VNDCCH ở miền bắc VN có thời gian tại nhiệm lâu nhất từ trước đến nay ( có lẽ cả sau này nữa) trên cả đất nước Việt Nam được tái thống nhất. Ông được đảng Cộng sản VN và nhà nước Việt Nam đương thời tôn sùng nào là nhà văn, nhà văn hóa tư tưởng, nhà quân sự có tài…v.v... và v.v...có lẽ về thứ bậc thì chỉ sau Hồ Chí Minh mà thôi. Vậy ông phải đọc, phải học nhiều sử sách và ông quá biết những tài liệu lịch sử như trên chúng tôi đã đưa dẫn và chắc chắn là ông còn biết nhiều hơn, nếu không thì ông làm sao mà lãnh đạo được chính phủ của một quốc gia? Vậy thì, tại sao ông Phạm Văn Đồng lại đi công nhận mảnh đất, biển trời thiêng liêng của Cha Ông chúng ta để lại, là của Trung Quốc?
Trước khi ông ký vào Công hàm ngày 14/9/1958 tức cái biên bản ( phải gọi là biên bản mới đúng) để “ nhượng quyền sở hữu đất” nghiêm trọng tày trời như vậy, liệu có sức ép nào từ trung ương đảng Lao Động Việt Nam thời đó hay không ? Hoặc là có điều kiện gì đặc biệt từ phía chính phủ Trung Quốc đến với ông hay không?
Trước khi ông ký vào công hàm mang tính “ Hiệp Ước” đó, ông có được họp bàn cùng Trung ương đảng lao động Việt Nam cùng ông Hồ Chí Minh về việc này hay không? Nếu có thì các văn bản đó hiện giờ ở đâu? Hay đây là sáng kiến của riêng ông Phạm Văn Đồng? Đến đây thì chúng ta mới hiểu ra rằng: tại sao ngày 19/01/1974, Trung cộng tấn công cướp đảo Hoàng Sa (lúc đó quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang canh giữ) thì chính quyền Hà Nội hoàn toàn câm lặng.
Người ta thường nói: Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại! Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện triệt để câu nói này. Nhưng họ nên biết, Cha Ông chúng ta còn có câu: cái kim bọc trong giẻ có ngày cũng lòi ra hay là cháy nhà ra mặt chuột, sớm hay muộn thì cái xấu cũng phải phơi bày và sự thật vẫn là sự thật. Viết đến đây thì tôi lại nghi ngờ rằng: liệu có ngày nào, chúng ta sẽ phát hiện ra thêm những văn bản nhượng đất, nhượng biển, nhượng núi, nhượng sông cho ngoại bang mà từ lâu nay vẫn là Bí Mật Của Đảng CSVN nữa hay không? Như vậy là đã rõ! Sau 63 năm kể từ ngày 02/09/1945, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan sự kiện này, nhìn nhận thật minh bạch: Ai là người làm nên lịch sử? Đó chính là nhân dân Việt nam, chứ không phải là do đảng cộng sản hay một vài cá nhân được suy tôn theo kiểu, Hồ Chí Minh ca ngợi Hồ Chủ Tịch, các nhà báo Trần Dân Tiên, T. Lan ca ngợi Bác Hồ, anh Ba ca ngợi anh Lê Duẩn, anh Đặng Xuân Khu ca ngợi anh Trường Chinh và anh Tô ca ngợi anh Phạm Văn Đồng....vv....
Như vậy cũng lại rõ, suốt 50 năm qua chúng ta đã bị lừa dối về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta đã bị lừa dối về Bản Hiến Pháp năm 1959, cũng như về Bản Hiến Pháp 1992 và về “ Tuyên Ngôn Độc Lập” trước đó. Còn biết bao nhiêu hứa hẹn chót lưỡi đầu môi khác, hay về các quyền căn bản của con người như: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và rồi đến quyền tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, tự do cư trú…Tự Do ! Tự Do và Tự Do !!!!.... Nhưng trên thực tế tại Việt Nam từ khi hình thành chế độ chính trị do ĐCSVN nắm quyền sinh sát cả dân tộc này kể từ ngày 2/9/1945 ở ngoài Bắc và sau này trên nốt phần lãnh thổ nửa nước trong miền Nam kể từ ngày 30/4/1975 là không có tự do nào hết !!!
Như vậy lại rõ ! Sau 33 năm chúng ta thấy được rằng, cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc là hoàn toàn vô nghĩa, vô lý đã đẩy lùi lịch sử và gây bao đau thương tan tóc cho đồng bào cả nước. Và, cuối cùng chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm đảng viên cộng sản cao cấp ở chóp bu có chức quyền, chứ nhân dân thì chẳng được gì, có chăng là những chiếc bánh vẽ hay là những tàu bay giấy mà thôi !
Vì vậy, thay cho lời kết, tôi xin nói lên rằng: Hãy cảnh giác! Hãy làm theo những gì Đảng( CSVN ) đã nói và đừng làm theo những gì Đảng (CSVN ) đã làm!
Ngày 11/09/2008
Công dân Lê Nguyên Hồng
Thành viên Phong trào đấu tranh đòi dân chủ Việt Nam và của Khối 8406.
50 Năm Bức Công Hàm Ô Nhục
BNS Tự Do Ngôn Luận
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
Nhờ lòng tận tụy mẫn cán, tuyệt đối trung tín, tối mặt vâng lời đảng của lực lượng công an cảnh sát, của giới giáo chức đại học, của hàng thủ lãnh đoàn thanh niên Cộng sản, cũng như nhờ sự im lặng đồng lõa, dửng dưng bất biết của nhiều lãnh đạo tinh thần, ngày 14-09-2008, thay vì biến thành một hội nghị Diên Hồng thời mới, xé toang Công hàm bán nước ô nhục cách đây 50 năm, thì đã lặng lẽ trôi qua trong tinh thần “ổn định chính trị”!!! Không lặng lẽ trôi qua sao được khi những “tên đầu sỏ” dám khua môi múa mép chống lại Thiên triều, giăng biểu ngữ phản đối Đại Hán, cất cao giọng đòi Bộ chính trị rửa nhục, đã bị cho vào nhà đá hay bị canh giữ tại nhà tư kể từ hôm 10-09 và những ngày kế tiếp rồi.
1- Cách đây 50 năm, cũng trong sự lặng lẽ của toàn xã hội miền Bắc, sự câm nín của Quốc hội bù nhìn nước Việt Nam Dân chủ, bộ chính trị mà đứng đầu là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã mau mắn đáp lời đàn anh Trung Quốc vĩ đại. Các “đồng chí kính mến, không thể sai lầm” Mao Chu vừa viết: “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc”. Thế là, dù biết đó là đất đai tiên tổ để lại mà người anh em đồng bào khác chính thể đang quản lý, và đang khi Tuyên bố của Trung Quốc còn chưa ráo mực, Hồ Chí Minh cũng đã ngang nhiên chỉ thị cho Phạm Văn Đồng trả lời: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”. Quả thật Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống cùng bao tên bán nước trong lịch sử dân tộc phải bái Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng làm sư phụ vì họ đã không mau mắn quỵ lụy Triên triều bằng. Lịch sử mấy nghìn năm chống Bắc phương của Đại Việt kể như chấm dứt từ giây phút đó!
Chưa hết, hơn một tuần sau, báo Nhân dân ra ngày 22-09-1958 đã đăng toàn văn Công hàm vừa kể, để toàn đảng, toàn dân và toàn cầu biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa. Đến tháng 02-1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc phủ thủ tướng CSVN, lại phát hành Tập Bản Đồ Thế Giới, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa, đúng theo ý muốn của Trung Quốc. Rồi để giáo dục cho các thế hệ trẻ, Sách địa lý xuất bản năm 1974, trong bài "Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" có viết rằng: "Chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) tới Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc". Tháng 5-1976, báo Saigon Giải Phóng (của những tên Việt cộng nằm vùng Ngô Công Ðức, Lý Quý Chung…), trong bài bình luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực ngày 19-01-1974, đã nói: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi!”. Khi nào ta muốn lấy lại thì Trung Quốc sẵn sàng giao trả !?! Rồi dù ngày 14-3-1988, Việt Cộng và Trung Cộng đã giao tranh đẫm máu tại Trường Sa khiến cho 74 chiến sĩ Quân đội Nhân dân vị quốc vong thân và một số đảo ở đấy rơi vào tay Trung Cộng (nhưng tin tức bị giấu nhẹm trên báo đài), trên tờ Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988 ngay sau đó, Việt Cộng vẫn xác nhận sự kiện Hồ Chí Minh thừa nhận hai đảo thuộc Tàu năm 1958 là hợp lẽ.
Đang khi đó thì mấy hôm sau ngày 19-01-1974 định mệnh vốn đã khiến 58 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trở thành anh hùng dân tộc trong một trận hải chiến lịch sử không cân sức, “Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa” đã mạnh mẽ khẳng định: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy. Chừng nào còn một hòn đảo của Việt Nam Cộng hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình”.
Tại sao Hồ Chí Minh, rồi các “học trò xuất sắc” của tên bán nước ấy như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng… đã và đang thản nhiên trước cảnh từng mảng thịt tổ quốc bị Đại Hán ngoạm dần?
Ngày nay, ai cũng biết rằng việc CSVN “bán trời không văn tự”, “lấy của chùa ve gái” năm 1958 ấy là để được Trung Cộng viện trợ súng đạn, gạo tiền và gần nửa triệu quân hầu tiến hành cuộc đánh chiếm VNCH, một cuộc chiến xâm lăng được đảng Cộng sản cưu mang từ trước hiệp định Genève (qua việc cài cắm cán bộ nằm vùng tại miền Nam và chiêu mời cán bộ tập kết ra Bắc để huấn luyện chờ ngày trở về hoạt động), rồi hoạch định tại hội nghị trung ương đảng ngày 13-05-1959, một cuộc chiến mà Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo cộng sản nhất định phải tiến hành cho bằng được, dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”! Đúng như lời nguyên bộ trưởng ngoại giao CS Nguyễn Mạnh Cầm tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 với những mỹ từ lừa gạt, những ngụy biện trâng tráo: “Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá… Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc”.
Nhưng rồi “sự ủng hộ rất vĩ đại và sự trợ giúp vô giá của kẻ vừa là đồng chí vừa là anh em, vừa là bằng hữu thân thiết vừa là tôn sư tin cẩn” ấy đã sớm làm Việt Cộng méo mặt vì sự thèm khát đất đai và tài nguyên đến độ điên cuồng và ngang ngược của Trung Cộng. Lại đến lúc thế giới CS sụp đổ, chỉ còn sót bốn năm anh em “xã hội chủ nghĩa”. Vậy thì phải liệu ôm nhau mà sống, củng cố đảng cho nhau để kéo dài sự thống trị được ngày nào hay ngày ấy trên dân tộc đồng bào mình.
Thế là sau hai quần đảo tiền đồn phía đông được dâng trên giấy, Việt Cộng dâng nốt tiền đồn phía Bắc ngàn năm vững chãi là Ải Nam quan, cộng thêm những cao điểm chiến lược quan trọng, qua Hiệp định biên giới Việt-Trung ký kết ngày 30-12-1999, khiến Trung Cộng chẳng còn gặp cản trở lớn lao nào trên con đường tiến xuống Đông Nam Á châu. Năm sau, qua Hiệp định lãnh hải Việt-Trung bí mật ký kết ngày 25-12-2000, bọn mãi quốc cầu vinh, bán nước giữ ghế ấy lại tiến cống thêm khoảng 11.000 km2 trên biển, chính thức để Hoàng Sa và Trường Sa lọt vào tay Trung Cộng, giúp Trung Cộng mặc sức tung hoành trên Đông Hải, dễ dàng khống chế thủy lộ từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Rồi sau đó, với những sai lầm liên tiếp khác, đảng CSVN đã đưa đất nước xuống hố sâu của sự khánh kiệt mọi mặt, đành phải thúc thủ trước sự hung hãn của Trung Cộng. Hiện nay, tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng vẫn điềm nhiên đi bái yết thiên triều Đại Hán mỗi năm mấy bận, vẫn thản nhiên trơ mắt đứng nhìn đồng bào bị Trung Quốc tàn sát, vẫn vung tay đàn áp con dân đám phản kháng Bắc thù xâm lược, vẫn ngấm ngầm hỗ trợ cho ý đồ hăm dọa các tiểu quốc lân bang, cho giấc mộng thôn tính toàn cầu của Đàn anh Trung Cộng.
2- Với não trạng “cướp sản” thâm căn cố đế, “coi của người như của mình” và sẵn sàng dùng bạo lực để chiếm đoạt, cộng với một “mặc cảm bù trừ” cho sự yếu thế trước ngoại bang như thế, đảng CSVN đã và đang hung hãn cướp bóc, đàn áp đồng bào mà họ coi là thần dân và thảo dân, trước tiên bằng nguyên tắc bất nhân, vô lý, phi luật: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” (Hiến pháp 1992, điều 17&18), rồi thông qua các chiến dịch ăn cướp trá hình như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa, hợp tác hóa, tập thể hóa, hợp doanh hóa, cải tạo xã hội chủ nghĩa… thông qua những văn bản bất công vi hiến như Nghị quyết 23 của Quốc hội ngày 26-11-2003 về quản lý nhà đất, như Luật Đất đai 2003 mà qua 5 lần 7 lượt sửa đổi vẫn là một căn cứ pháp lý để đảng tha hồ tước đoạt bất động sản của các cá nhân, các tôn giáo, các dòng họ.
Cụ thể trước mắt là chiến dịch cướp đất, xúc dân để chia chác cho nhau giữa đảng viên cán bộ, bán lại cho các ông chủ nước ngoài kể từ năm 1986 đến nay. Gần một triệu hộ nông dân đã bị đẩy ra khỏi ruộng vườn, nhà cửa của họ, dở sống dở chết. Hàng vạn bất động sản của các tôn giáo và dòng tộc vẫn chưa được trả, còn bị chiếm thêm. Hàng ngàn người dân oan và dân chủ phải ngồi tù vì phản đối nạn bóc lột. Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây đang hiện hữu khắp mọi miền đất nước, mà nóng bỏng nhất lúc này là tại giáo sứ Thái Hà, Hà Nội. Bất chấp bằng chứng pháp lý, kiên nhẫn đối thoại, cầu nguyện hiền hòa từ phía nhân dân, đảng CS vẫn nhất định không lắng nghe sự thật và lẽ phải, không từ bỏ thói quen “cướp sản”, thậm chí còn đang chuẩn bị cho một Thiên An Môn tại Việt Nam.
BAN BIÊN TẬP
Xã Luận Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luan
50 Năm Công Hàm Bán Nước Của Phạm Văn Đồng
Trung Điền
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng trong trách vụ Thủ tướng của cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) đã gửi một công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai ủng hộ bản tuyên bố của Trung Cộng về lãnh hải vào lúc đó. Bản tuyên bố của Trung quốc đã được ban thường trực quốc hội nhân dân Trung quốc phê chuẩn vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 có đoạn quan trọng như sau: ”Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng sa theo cách gọi của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức là Trường sa theo cách gọi của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.
Công Hàm của Phạm Văn Đồng đã viết như sau: ”Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa trên mặt bể”.
Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai xảy ra 2 năm sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) ra tuyên bố tái xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa vào tháng 4 năm 1956. Điều này cho thấy là phía chính quyền miền Nam Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo của mình sau Hiệp định Genève năm 1954; trong khi Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc thì lại phủ nhận sự kiện này, đứng về phía chủ trương của Trung Quốc.
Giải thích cho lý do này, trong một cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992, Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã nói rằng lúc đó, theo Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam, kẻ thù của miền Bắc. Đồng thời, Trung quốc đã từng giúp cho chính quyền miền Bắc quá nhiều coi như là vô giá trong các năm sau thập niên 40 nên các nhà lãnh đạo miền Bắc vào lúc đó thấy rằng cần phải lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết vì nó trực tiếp phuc vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc (sic). Nhưng sau đó, ông Nguyễn Mạnh Cầm lại nói rằng việc tuyên bố ủng hộ bản tuyên bố của Trung Quốc vào năm 1958 không dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Sự lên tiếng của Nguyễn Mạnh Cầm nói trên, xảy ra sau 4 năm hải quân Trung Quốc đánh chiếm Truờng sa vào tháng 3 năm 1988 khiến 74 bộ đội bị tử thương. Trước đó Cộng sản Việt Nam cũng đã hoàn toàn im lặng khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa vào tháng 1 năm 1974 khiến có 34 binh sĩ Việt Nam cộng hòa tử thương. Với những diễn tiến như vậy, chúng ta thấy là những giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm đã biểu hiện ba điều sau đây:
Thứ nhất là vì chịu ơn Trung Quốc quá nhiều trong việc giúp đỡ cho Cộng sản Việt Nam xây dựng chính quyền ở miền Bắc từ sau năm 1945 nên họ đã phải trả ơn bằng cách công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Thứ hai là lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hoàn toàn không có một ý niệm gì về sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, tất cả bị chi phối bởi phong trào cộng sản quốc tế với nghĩa vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở khắp nơi. Chính vì vậy mà lãnh đạo Hà Nội đã không coi Hoàng sa và Trường sa là của họ vì nằm trong sự kiểm soát của chính quyền thù địch ở miền Nam, nên Trung Quốc có chiếm đóng cũng chỉ là để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản.
Thứ ba là dù lãnh đạo Hà Nội đã thấy rõ sự sai lầm trong việc để cho Phạm Văn Đồng lên tiếng ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa nhưng đã không có một hành động nào chính thức phủ nhận việc làm sai trái nói trên trong suốt 50 năm vừa qua.
Trong suốt nhiều thập niên đặt ách cai trị trên đất nước Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh hiện nay, phạm rất nhiều sai lầm đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhưng trong tất cả những sai lầm này, việc Phạm Văn Đồng dâng hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho Bắc Kinh vào năm 1958, và Lê Khả Phiêu – vì dựa vào thế lực của Bắc Kinh để giữ quyền – đã nhượng một số phần đất ở biên giới phía Bắc và lãnh hải trong vùng Vinh Bắc Việt qua hai hiệp ước biên giới (1999) và lãnh hải (2000) là hai vết nhơ trong lịch sử Việt Nam. Nếu là một chính quyền vì dân và cho dân, những người lãnh đạo phải biết tự xử những sai lầm này và phải có những hành động can đảm giành lại chủ quyền của dân tộc một cách tích cực và triệt để chứ không thể biện minh chối tội như Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Ngày mồng 2 tháng 9 vừa qua, hơn 40 người Việt Nam gồm những cựu chiến binh và nhà dân chủ tại Việt Nam đã gửi một bản kiến nghị đến các ông Mạnh, Triết, Dũng và Trọng để đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên bố hủy bỏ công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958. Kiến nghị này đã có một đoạn như sau: “Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những sai lầm của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của ta xuất phát từ niềm tin vào họ khi cùng họ tranh đấu cho một ý thức hệ mà ta tưởng là lý tưởng. Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước ta, bởi vậy, ta không thể không có thái độ dứt khoát và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương”.
Tuy nhiên, có một số người khi đề cập đến công hàm Phạm Văn Đồng đã cho rằng văn kiện này không có giá trị pháp lý vì nó không được phê chuẩn ở quốc hội. Do đó, đòi hủy bỏ công hàm là một việc làm không cần thiết. Đây là cách nhìn khá chật hẹp. Dù không phê chuẩn ở quốc hội; nhưng với cương vị là Thủ tướng của một quốc gia, Phạm Văn Đồng không thể làm công việc ngẫu hứng, đánh đổi lãnh hải quốc gia bằng một trò đùa làm hài lòng đồng minh của mình, thì không thể nào tha thứ được. Tình chất nghiêm trọng của bản công hàm Phạm Văn Đồng không nằm ở giá trị pháp lý mà nằm ở sự công khai bán nước của nhóm lãnh đạo Hà Nội cho tập đoàn bá quyền Bắc Kinh. Vì qua công hàm này, Bắc Kinh đã tiến vào Biển Đông một cách hợp lý, đánh chiếm đảo này đảo kia mà thế giới khó lên tiếng phản đối. Do đó phản đối và đòi thu hồi công hàm là một hành động cảnh tỉnh ý thức đấu tranh của người dân.
Nói tóm lại, bản kiến nghị của nhũng nhà dân chủ - tuy lời lẽ ôn hòa – nhưng đã chính thức vạch trần tính chất bán nước của công hàm do Phạm Văn Đồng ký, đồng thời khởi động một làn sóng tấn công vào tư thế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy hỗ trợ và kêu gọi nhiều người Việt Nam khác ở trong nước can đảm ký tên vào bản kiến nghị để công khai bày tỏ sự phản đối chính thức của người Việt Nam trước hành động bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam cách nay 50 năm.
Bản kiến nghị của những nhà dân chủ - tuy lời lẽ ôn hòa – nhưng đã chính thức vạch trần tính chất bán nước của công hàm do Phạm Văn Đồng ký, đồng thời khởi động một làn sóng tấn công vào tư thế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy hỗ trợ và kêu gọi nhiều người Việt Nam khác ở trong nước can đảm ký tên vào bản kiến nghị để công khai bày tỏ sự phản đối chính thức của người Việt trước hành động bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam cách nay 50 năm.
Trung Điền
Sept 11, 2008
Nhìn Lại 50 Năm Công Hàm Phạm Văn Đồng
Lê Vĩnh
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
Ngày 4 tháng 9 nam l958 Chính Phủ Trung Quốc ra tuyên cáo mở rộng lãnh hải của họ từ 3 hải lý thành 12 hải lý, áp dụng cho tất cả các lãnh thổ và hải đảo của Trung Quốc, trong đó họ bao gồm cả Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam). Mười ngày sau, ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng cộng sản Việt Nam, gửi công hàm cho thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc, tán thành tuyên cáo nói trên, mà không hề có lời phản bác nào trước việc Trung Quốc ngang nhiên xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ. Hơn một tuần sau, báo Nhân dân ra ngày 22 tháng 9 đăng toàn văn công hàm vừa kể, để toàn đảng, toàn dân và thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa.
Bức công hàm tuy chỉ dài 121 chữ, nhưng nói rất rõ là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, tức Cộng sản Việt nam, chẳng những “ghi nhận”, “tán thành” mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận của Trung Quốc bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Như vậy, ngay trên văn bản này, ông Phạm Văn Đồng đã không nhân danh cá nhân ông, mà thay mặt cho chính phủ cộng sản Việt Nam ký kết. Trên thực tế, trong cương vị Thủ tướng, ông Phạm văn Đồng phải là người ký công hàm. Nhưng người ta đều biết, ông ta không phải là người tự quyết định, mà chỉ thừa hành quyết định chung của 11 người trong Bộ Chính trị hồi đó, mà người đứng đầu là ông Hồ Chí Minh. Sau 32 năm ngồi ghế thủ tướng, khi về vườn, ông Phạm Văn Đồng đã gián tiếp xác nhận điều này qua lời than thở rằng, ông chẳng có quyền hành gì cả.
Sau này, vào những năm cuối đời, ông Phạm Văn Đồng biện bạch cho việc ông phải ký công hàm bán nước năm 1958 là vì lúc đó đang thời chiến. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm cũng đã đưa ra những lời biện bạch tương tự, và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992. Ông Nguyễn Mạnh cầm cho rằng, việc Cộng Sản Việt Nam ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cần thiết , vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Cả hai lời biện bạch này vừa là những lời nói dối, vừa cho thấy sai lầm to lớn của đảng cộng sản Việt Nam, căn nguyên đưa đến sự bại liệt của nước ta hiện nay. Vào năm 1958 không có cuộc chiến tranh nào cả. Lúc đó miền Nam chỉ có một ít cố vấn Mỹ, không nhiều gì hơn số cố vấn Nga, Tàu ở miền bắc. Nhưng đảng cộng sản Việt Nam đã hoạch định cuộc xâm lăng miền Nam, gọi là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” tại đại hội đảng lần thứ 3, năm 1959. Chính cuộc chiến mà ông Hồ Chí Minh và nhóm lãnh đạo cộng sản nhất định phải tiến hành cho bằng được, dù có phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, đã tàn phá đất nước, làm kiệt quệ sinh lực dân tộc. Rồi sau đó, với những sai lầm liên tiếp khác, đảng cộng sản Việt nam đã đưa đất nước xuống hố sâu của sự khánh kiệt mọi mặt; đành phải thúc thủ trước sự hung hăng của Trung Quốc. Ngày nay người ta đều phải thừa nhận là, miền nam trước kia, dù phải chịu đựng chiến tranh, nhưng cũng đã phát triển ngang hàng hoặc hơn các nước trong vùng. Nếu Hà Nội đừng gây ra cuộc chiến (*) (*), thì đến nay chắc chắn miền Nam đã phát triển, hùng cường không thua kém gì Đại Hàn. Trong tình hình đó, liệu Trung Quốc có dám khinh thường Việt Nam như hiện nay không?
Trở lại bức công hàm bán nước năm 1958; 20 năm sau; bộ ngoại giao của Hà Nội ra tuyên bố cho rằng, công hàm đó chỉ mang tính chất ngoại giao. Cùng năm đó, báo chí đăng tin ông Lý Tiên Niệm, phó thủ tướng Trung Quốc nói rằng: “80 năm sau Trung Quốc mới nói chuyện Hoàng sa, Trường Sa với Việt Nam”. Lời tuyên bố này khiến người ta phải tự hỏi, liệu còn những mật ước dâng nhượng đất đai khác của Hà Nội mà Bắc Kinh chưa tiết lộ không? Nhìn vào sự thậm thụt của cộng sản Việt Nam trong các hiệp định trên bộ năm 1999 và trên biển năm 2000, thì nghi vấn vừa kể không phải là vô căn cứ. Thỉnh thoảng, khi không bằng lòng đàn em ở Hà Nội, Bắc Kinh lại xì ra thêm một vài dữ kiện, mà Hà Nội phải ngậm bổ hòn làm ngọt.
Thực ra ,công hàm năm 1958 không phải là dữ kiện duy nhất về sự bán nước của cộng sản Việt Nam. Tháng 02 năm 1972, cục Đo Đạc và Bản Đồ thuộc phủ thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, khi ấn hành bản đồ thế giới đã xóa tên Hoàng Sa và Trường Sa, thay vào đó là tên Tây Sa và Nam Sa . Trong khi đó, thư viện của trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan) vẽ bản đồ Việt Nam từ năm 1947, có cả Hoàng sa và Trường Sa. Tháng 5 năm 1976 báo Saigon Giải Phóng, trong bài bình luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực hồi tháng giêng năm 1974, đã viết rằng: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi!”. Sách địa lý xuất bản năm 1974; trong bài "Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" có viết rằng "chuỗi hải đảo từ Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) tới Hải Nam và Đài Loan là bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc".
Nhìn lại năm mươi năm, khởi đi từ bức công hàm bán nước năm 1958 , và các hành vi bán nước khác của đảng cộng sản Việt Nam sau đó, cùng với những sai lầm nghiêm trọng, đã làm cho đất nước suy vong, dân tộc mất sức đề kháng ngoại xâm, điều người ta khẳng định được là, không ai khác, chính Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử về tình trạng này. Trong đó, dù muốn dù không, công hàm năm 1958 tự nó đã vô hiệu hoá chủ quyền chính đáng của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kéo theo những thiệt hại khác của dân tộc. Do đó, văn bản này cần phải được huỷ bỏ. Đây là điều cộng sản Việt Nam phải thực hiện, hầu phần nào chuộc tội bán nước mà đảng đã làm từ nửa thế kỷ qua.
Lê Vĩnh
(*) Vào năm 1970, hai năm sau biến cố tết Mậu Thân, lực lượng cộng sản tại miền nam gần như bị tiêu giệt. Hạ tầng cơ sở của việt cộng cài cắm tại miền Nam hoàn toàn bị bị bật gốc . Chương trình bình định phát triển của Việt Nam Cộng Hoà tiến triển tốt đẹp. Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đã đưa ra lời kêu gọi miền bắc hãy ngưng chiến tranh. Hai miền nam bắc thi đua phát triển đất nước, thi đua đem lại phúc lợi cho người dân . Nhưng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng lời kêu gọi này bằng việc tăng cường xâm nhập người và vũ khí vào miền Nam, gia tăng cường độ chiến tranh vào những năm sau đó.
- Nghe bài này : http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4326
Khôn Nhà Dại Chợ
Ngô Văn
Chẳng có một ông Thủ tướng Nhật nào muốn tạo ra sự căng thẳng với Nga. Và dù luôn tìm cách phát huy tình hữu nghị giữa hai nước; nhưng đối với vấn đề bốn hòn đảo ở phía bắc của Nhật bị Nga xâm chiếm; thì Tokyo luôn luôn lên tiếng đòi Moscow phải trả lại; cũng như tố cáo sự xâm chiếm này mỗi khi có cơ hội. Bên cạnh đó, người dân Nhật cũng thường xuyên xuống đường bày tỏ ý chí bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Họ tự đặt ra một ngày kỷ niệm, gọi là “Bắc Phương Lãnh Thổ”, để nhắc nhở mọi người đừng quên những hòn đảo bị Nga xâm chiếm là lãnh thổ bất khả tương nhượng của Nhật. Không những thế, người Nhật còn xuống đường biểu tình lên án chính phủ , mà họ cho là không đủ cứng rắn trong việc đòi lại bốn hòn đảo. Mỗi khi có các giới chức cao cấp của Nga đến Nhật, là có những cuộc biểu tình đòi Nga trả lại các đảo. Thế nhưng, chẳng ai trong chính phủ Nhật dám ra lệnh đàn áp những cuộc biểu tình đó. Nga cũng chẳng dám răn đe gì nước Nhật.
Ở đây cần phải nhấn mạnh là, Nga đã lợi dụng sự thất trận của Nhật trong thế chiến thứ hai, để chiếm đóng các hòn đảo trên của Nhật ngay trước khi thế chiến chấm dứt; Chứ nếu một chính phủ Nhật nào đó hiến tặng cho Nga bằng một văn kiện chính thức, như kiểu công hàm Phạm văn Đồng năm 1958 dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho Trung Quốc, thì chắc chắn người dân Nhật đã hỏi tội kẻ bán nước từ lâu rồi. Từ sự so sánh vừa kể, hãy nhìn lại Việt Nam.
Cũng như người Nhật, người Việt Nam đã đứng lên phản đối Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là sự biểu tỏ ý chí bảo toàn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Vấn đề được đặt ra là, tại sao những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam lại dùng đủ mọi biện pháp để ngăn chặn, đàn áp sự bàytỏ lòng yêu nước đó? Mà gần đây nhất là những cuộc bắt bớ, cô lập, trù dập nhiều nhà dân chủ trong khoảng thời gian đánh dấu 50 năm công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng. Trong đó, hai trường hợp gây nhiểu chú ý nhất là vu vạ cho blogger Điếu Cày tội trốn thuế để bỏ tù ông, mà thực ra ai cũng biết ông bị giam cầm chỉ vì đã hiên ngang đi hàng đầu trong việc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Trường hợp thứ hai là cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt khẩn cấp, khi cô toạ kháng với biểu ngữ “Hoàng Sa trường Sa là của Việt Nam; phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958”. Điều nghịch lý là, ngay cả nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây cũng đã nhiều lần nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Như vậy, đương nhiên họ cũng nhận ra tính chất bán nước của bản công hàm năm 1958 . Thế nhưng họ vẫn trấn áp những ai dám nói lên thực tế đó.
Đối với dân thì hung hãn như vậy, nhưng với kẻ xâm lược Bắc Kinh thì Hà Nội lại chẳng dám hó hé gì. Ngay cả khi có cơ hội làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tức ở vào vị trí thuận tiện nhất để giải quyết vấn đề Trung Quốc xâm lấn và những tranh chấp khác một cách ôn hoà; Hà Nội cũng chẳng dám đưa vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa vào chương trình nghị sự. Để cho dù bị ngăn chặn hay không giải quyết được, nhưng ít ra cũng tìm thêm đồng minh trước sự hung hăng của Trung Quốc, vốn đang là mối lo chung của nhiều quốc gia.
Đầu năm 1999, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Lê Khả Phiêu sang Bắc Kinh diện kiến ông Giang Trạch Dân, được họ Giang đưa cho một câu gồm 16 chữ vàng: “ Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai “, để gọi là phương châm quan hệ giữa hai nước. Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, vì phải dựa dẫm vào Trung Quốc để tồn tại, nên đã một mực tuân thủ khẩu hiệu 16 chữ vàng đó. Dù có bị chèn ép nhục nhã. Còn phía Trung Quốc thì sao? Họ đã càng ngày càng lấn tới. Không chỉ ngang ngược lấn chiếm các hải đảo của Việt Nam, mà còn dần dần chiếm đoạt các tài nguyên kinh tế trong vùng đặc quyền hải phận kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vu cáo ngư dân Việt Nam là hải tặc để bắt giữ đòi tiền chuộc, thậm chí còn bắn giết ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải cuả Việt Nam.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một chính quyền là bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân; và được người dân đứng sau lưng hỗ trợ. Những gì Hà Nội đã và đang làm cho thấy, Hà Nội không những đã không làm như vậy, mà còn làm ngược lại. Cách hành xử đó nói lên điều gì, nếu không phải là khôn nhà dại chợ ? Để lấp liếm sự ươn hèn, bán nước của mình, Hà Nội đưa ra luận điệu ru ngủ, là sẽ giải quyết bằng thương lượng ôn hoà khi củng cố được sức mạnh dân tộc. Đây là luận điệu đi ngược lại truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, và sẽ được bàn đến trong một dịp khác. Hơn thế nữa, sức mạnh dân tộc sẽ không bao giờ có, khi mà tinh thần yêu nước của nhân dân bị trấn áp. Thực ra, đây chỉ là luận điệu viễn vông, vì với sự theo đuôi đàn anh Trung Quốc của đảng Cộng Sản, Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có sức mạnh để thương thảo bình đẳng với Trung Quốc, khi mà nước này có khả năng tranh hùng xưng bá với siêu cường Hoa Kỳ.
Từ Phạm Văn Đồng Tới Nguyễn Tấn Dũng
Ngô Nhân Dụng
Các bài liên hệ:
Bao lâu CSVN còn nắm chính quyền: Đất nước còn nguy cơ bị mất vào tay Trung Cộng
Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể sửa chữa một sai lầm mà ông Phạm Văn Ðồng đã phạm trước đây 50 năm. Nếu ông Dũng can đảm.
Ngày mai, 14 Tháng Chín 2008 đánh dấu 50 năm lá thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai, tổng lý quốc vụ viện (tức là thủ tướng) Trung Quốc. Trong lá thư này, ông thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là miền Bắc Việt Nam lúc đó, đã tỏ ý “tán thành” lập trường Trung Quốc về hải phận của họ.
Chính phủ Bắc Kinh bây giờ vẫn vin vào lá thư đó để chứng minh chính quyền cộng sản Việt Nam đã công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc từ ngày 14 Tháng Chín oan nghiệt này.
Bây giờ, muốn phủ nhận ý kiến đó, ông Nguyễn Tấn Dũng hãy viết một công hàm khác, gửi Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, giải thích rằng bức thư của ông Phạm Văn Ðồng không hàm chứa ý công nhận chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Hãy viết một lá thư ngắn gọn, rõ ràng, quả quyết, không ai hiểu lầm được, khác với lối văn mập mờ nửa trắng nửa đen của ông Phạm Văn Ðồng trước đây.
Bức thư Phạm Văn Ðồng chỉ có hai đoạn chính, ngoài hai câu thưa gửi và chào hỏi thường lệ ở đầu và cuối thư. Trong đoạn thứ nhất, ông Ðồng viết chính phủ của ông “tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận Trung Quốc.” Ðây là những lời lẽ rất tổng quát, cũng như câu mở đầu đoạn sau viết “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy ...” Ðây là những câu văn oan nghiệt ghi tên Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng vào sổ đen của lịch sử Việt Nam chép tên những người bán nước trong lúc đang nắm giữ chính quyền. Vì “bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” xác định các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước họ. Tán thành bản tuyên bố đó là công nhận Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Trung Quốc!
Hồ Chí Minh. Nêu tên những người cầm đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng cũng chỉ là những tên tuổi tiêu biểu thôi, còn tất cả Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm chung. Bây giờ đảng Cộng Sản có trách nhiệm phải nói và làm ngược lại để rửa cái tiếng xấu muôn đời đó. Và họ có thể biện hộ, giải thích lá thư Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai theo cách khác.
Vì trong đoạn chính thứ nhì của bức thư, ông Phạm Văn Ðồng lại viết tiếp một câu cụ thể hơn, nói rõ hơn: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng có thể vin vào đoạn thứ nhì này để giải thích lại bức thư của Phạm Văn Ðồng. Có thể giải thích rằng đoạn trước chỉ là một lời tuyên bố tổng quát tỏ tình hữu hảo, còn đoạn sau mới là nội dung thật của bức công hàm. Nội dung chính yếu khi nói “tán thành” và “tôn trọng” lập trường của Trung Quốc là sẽ “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.” Và chỉ có thế thôi, không có gì khác. Trong bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 về hải phận của Trung Quốc có rất nhiều chi tiết, vấn đề hải phận 12 hải lý chỉ là một. Tại sao bức thư lại nhấn mạnh tới việc “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc?” Chỉ vì đó là điều duy nhất trong cả bản tuyên bố mà phía Hà Nội muốn nói trong văn thư này.
Phạm Văn Đồng. Hãy phân tích cả câu văn liên tục, nói rằng chính quyền Hà Nội “tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.” Hãy giải thích hai động từ “tôn trọng” và “chỉ thị” nối nhau bằng chữ “và” để giải thích rằng mệnh đề sau chú thích ý trong mệnh đề trước. Mệnh đề trước nói đến ý “tôn trọng quyết định ấy” và mệnh đề sau cho biết sẽ “chỉ thị” một hành động chứng tỏ sự “tôn trọng.” Tức là phía Hà Nội chỉ tôn trọng một điều trong quyết định của bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín mà thôi, đó là hải phận 12 hải lý. Tôn trọng hải phận 12 lý là ý chính và ý duy nhất của cả bức thư. Còn những vấn đề như chủ quyền trên các quần đảo ở Biển Ðông không được nêu lên trong lá thư, tức là chưa “tán thành” cũng chưa muốn “tôn trọng.” Nếu Phạm Văn Ðồng định nói là Hà Nội “tán thành” và “tôn trọng” tất cả các chi tiết trong “bản tuyên bố” của Trung Quốc thì tại sao ông ta lại phải nêu lên riêng “điều khoản 12 hải lý” này làm gì?
Ðó là những lý lẽ để đảng Cộng Sản Việt Nam có thể nói ngược lại, phủ nhận những lời giải thích lợi cho Trung Quốc về lá thư của Phạm Văn Ðồng. Lá thư trên có thể được viết ra với dụng ý “mập mờ;” đó là “nghề” của các cán bộ cộng sản. Lối nói mập mờ đó đã đánh lừa được rất nhiều người, thí dụ như khi gọi mọi người đi trình diện để “học tập” với lời nhắn hãy “mang theo lương thực đủ ăn một tháng!” Cả nước Việt Nam từ Bắc chí Nam đã từng bị đánh lừa kiểu đó hơn nửa thế kỷ nay, và thói ăn nói lừa đảo này bây giờ vẫn còn được sử dụng. Nhưng kẻ lừa đảo thế nào cũng có ngày gặp những tay lừa đảo giỏi hơn, cho nên Bắc Kinh đã lấy “gậy ông đập lưng ông” bằng lá thư của Phạm Văn Ðồng.
Tất nhiên, phân tích chữ nghĩa chẻ sợi tóc làm tư như trên sẽ không buộc được chính phủ Bắc Kinh thay đổi quan điểm của họ. Vì Bắc Kinh sẽ đưa ra những bằng cớ khác, cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhắm mắt công nhận Trường Sa và Hoàng Sa trong những hành động khác nữa.
Chính quyền Bắc Kinh đã nêu lên những bằng cớ cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam “tán thành” họ một cách nhiệt liệt hơn một lá thư của Phạm Văn Ðồng. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết ngày 6 tháng 9 năm 1958 báo Nhân Dân ở Hà Nội đã đăng đầy đủ chi tiết cả bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 của họ. Ðiều đó chứng tỏ chính quyền Hà Nội không những gửi thư tán thành mà còn nhiệt liệt tán thành, cho nên mới bắt dân chúng đọc báo Nhân Dân học tập để hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc! Chưa hết, Bắc Kinh còn trưng ra một cuốn sách giáo khoa môn địa lý in ở Hà Nội năm 1974, trong đó ghi các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tên người Trung Hoa gọi Trường Sa và Hoàng Sa) cùng với đảo Hải Nam nằm trong vòng đai phòng thủ của Trung Quốc.
Trước những chứng cớ đó, thật khó cãi tội bán nước. Nhưng trong việc ngoại giao, nói gì được thì vẫn cứ phải nói. Nước lớn nêu lý của nước lớn, nước nhỏ cũng phải hô lên những lý lẽ của nước nhỏ, cho bàn dân thiên hạ nghe! Cứ việc giải thích ngược lại bức thư của Phạm Văn Ðồng, Trung Quốc họ có đồng ý hay không mặc kệ họ, nhưng sẽ có nhiều nước, nhiều người khác họ lắng nghe. Ai ghét mình thì không đồng ý, ai thương thì sẽ đồng ý. Cuối cùng, thế ngoại giao của một nước dựa trên những sức mạnh khác chứ không chỉ dựa trên lời nói.
Cho nên nói được gì cứ nói. Bây giờ, ông Nguyễn Tấn Dũng, lấy danh nghĩa một người thừa kế ông Phạm Văn Ðồng, hãy viết một lá thư giải thích lại bức thư ngày 14 tháng 9 trước đây 50 năm. Nói quả quyết là ông Ðồng chỉ cho biết ý kiến tán thành hải phận 12 lý mà thôi. Tất cả các vấn đề khác không nói tới, tức là cứ để đó, sẽ còn bàn cãi!
Và bây giờ đúng là lúc cần bàn cãi nhiều chuyện, sau khi Bắc Kinh đe dọa công ty dầu khí ExxonMobil của Mỹ không được thăm dò ở thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc coi là thuộc hải phận của họ. Hà Nội đã dám phản đối lời đe dọa của Trung Quốc. Công ty ExxonMobil cũng nói cứng, khác hẳn với công ty BP năm ngoái mới nghe dọa đã rút lui. Ông thứ trưởng ngoại giao Mỹ Negroponte đến Việt Nam cũng nói nửa kín nửa hở rằng các công ty Mỹ có quyền quyết định thăm dò dầu ở đâu cũng được miễn là có nước chủ nhà đồng ý.
Lâu nay Trung Quốc vẫn bác bỏ những hội nghị các quốc gia tranh chấp vùng Biển Ðông. Họ chỉ muốn nói chuyện tay đôi với từng nước một, vì họ biết rằng mối tranh chấp lớn nhất là với Việt Nam. họ cũng biết rằng cộng sản Việt Nam sợ họ từ lâu rồi. Bây giờ là lúc nên chứng tỏ Việt Nam không sợ! Ðảng cộng sản Việt Nam phải chứng tỏ nước mình không sợ thật chứ không phải chỉ phản đối chiếu lệ, yếu ớt, việc Bắc Kinh đe dọa các công ty dầu quốc tế. Cho nên ông Nguyễn Tấn Dũng nên nhân ngày 14 tháng 9 mà viết một lá thư phủ nhận những ý kiến của ông Phạm Văn Ðồng mà Bắc Kinh đang giải thích lợi cho họ. Có như vậy mới giúp cho các công ty dầu khí khác không lo lắng quá, để họ dám tới thăm dò và khai thác những vùng biển mà Trung Quốc còn coi là đang tranh chấp.
Những tranh chấp này sẽ còn diễn ra nhiều lần nữa, không những giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn giữa Trung Quốc với 4, 5 nước khác trong vùng, kể cả Ðài Loan. Ðài Loan họ còn không sợ, việc gì mình phải sợ?
Như vậy thì người Việt Nam càng nên nói lời cứng rắn, để chứng tỏ cho cả thế giới thấy mình không khiếp nhược. Ðây là lúc nên đọc lại Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi: “Duy ngã Ðại Việt chi quốc - Thực vi văn hiến chi bang! Sơn xuyên chi phong vực ký thù - Nam Bắc chi phong tục diệc dị” (Duy nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu - Sơn hà cương vực đã chia - phong tục Bắc Nam cũng khác).
Trong bang giao quốc tế, mỗi quốc gia không có bạn, cũng không có kẻ thù, mà chỉ có quyền lợi phải bảo vệ. Nước càng nhỏ thì càng phải dựa vào các thế lực quốc tế mà tự bảo vệ mình, không thể kết bạn hay gây thù chuốc oán với nước nào cả. Những nước nhỏ như Ukraine, Lithuiana nằm bên cạnh con gấu Nga mà cũng không sợ, vì biết trong thế giới ngày nay không dễ gì một nước lớn có thể lấy thịt đè người. Nga không dám đánh Estonia hoặc Ba Lan, thì Trung Quốc cũng không dám tấn công Việc Nam, như họ đang để cho người Trung Hoa trình bày, trên mạng lưới Sina, “kế hoạch tấn công chiếm đóng” Việt Nam trong 31 ngày. Người phát ngôn chính phủ Trung Quốc nói rằng đó chỉ là ý tưởng đùa chơi của mấy cá nhân, không phản ảnh ý kiến của nhà nước. Họ làm như thể đảng Cộng Sản ở bên Trung Quốc biết tôn trọng quyền tự do ngôn luận của dân lắm! Nếu vậy thì tại sao lại Cộng Sản Việt Nam nhịn nhục? Tại sao các mạng lưới chống việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa lại bị chính quyền Hà Nội cấm và phá rối? Tại sao lại bỏ tù nhà báo Ðiếu Cầy Hoàng Hải? Chịu nhục với nước “đồng chí anh em” nhưng lại vẫn hống hách đe dọa người dân nước mình, để làm gì?
Nước ta và Trung Quốc đã sống bên cạnh nhau mấy ngàn năm rồi, bang giao có lúc nóng lúc lạnh, ai cũng biết. Việt Nam không dại gì khiêu khích Trung Quốc. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên hoặc quân Minh, các vị vua như Trần Nhân Tôn, Lê Thái Tổ vẫn “dâng biểu tạ tội,” cho dân chúng được yên thân. Nhưng các vị minh quân đó không bao giờ “tán thành” để một tấc đất nào của tổ tiên rơi vào tay giặc.
Trong thế giới bây giờ không phải chỉ có Trung Quốc là nước lớn. Chính vì mình là nước nhỏ cho nên phải tỏ ra tự trọng, cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có như thế các nước khác mới kính nể, để khi có tranh chấp thì nhiều nước sẽ đứng ra bênh vực mình. (Người Việt; Friday, September 12, 2008)
Ngô Nhân Dụng
Giới Cựu Chiến Binh khởi động kiến nghị hủy bỏ Công Hàm Phạm Văn Đồng 14.09.1958
Các bài liên hệ:
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
KIẾN NGHỊ HỦY BỎ
CÔNG HÀM 14 THÁNG 9 NĂM 1958 CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
Kính gửi: Ông Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Triết Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thưa các ông,
Từ nhiều năm nay, Chính phủ ta đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy phía chính quyền Trung Quốc đã không những không tôn trọng điều khẳng định của Chính phủ ta mà còn liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của ta:
Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 5 năm 1988, Trung Quốc đã xâm chiếm nhiều đảo ở Trường Sa.
Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc đã cho thiết lập huyện Tam Sa để trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc hai quần đảo này còn trong vòng tranh chấp giữa ta và chính quyền Trung Quốc.
Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc đã cảnh báo và yêu cầu tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ rút khỏi hợp đồng khai thác mỏ dầu với chính phủ ta. Trước đó, vào tháng 6 năm 2007, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã phản đối và yêu cầu ngưng hợp đồng giữa Chính phủ ta với tập đoàn dầu khí BP của Anh nhằm nghiên cứu dầu khí gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến cho tập đoàn BP đã phải tạm ngưng kế hoạch xúc tiến.
Mới đây, trong khi chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà cầm quyền Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Giữa tháng 8 năm 2008, hải quân Trung Quốc trang bị dàn hỏa tiễn tối tân xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Việt Nam.
Những hành động nói trên cho thấy là nhà cầm quyền Trung Quốc coi thường công luận và tiếp tục xâm phạm hải đảo của Việt Nam, trong khi Chính phủ ta chỉ lên tiếng phản đối một cách quá dè dặt. Một trong những văn bản bị Trung Quốc lợi dụng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 xác nhận rằng: "Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc".
(Bản Tuyên bố của Trung Quốc khẳng định hải phận 12 hải lý của họ, trong đó bao gồm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
(Bản dịch tiếng Việt)
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Sau này, chính phủ ta có giải thích về lý do ra đời của Công hàm vào năm 1958 là hoàn toàn mang tính ngoại giao không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không đếm xỉa gì đến giải thích này.
Nhiều thế hệ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc. Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những lầm lẫn của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của ta xuất phát từ niềm tin trong sáng vào họ khi cùng họ đấu tranh cho một ý thức hệ mà ta tưởng là lý tưởng. Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước ta, bởi vậy, ta không thể không có thái độ dứt khóat và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương.
Ngày 14 tháng 9 năm nay là vừa tròn nửa thế kỷ đã trôi qua đối với bản công hàm do cá nhân thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký mà không thông qua Quốc hội, không trưng cầu ý kiến toàn dân. Bởi vậy, nhân dịp này chúng tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước ta chính thức tuyên bố hủy bỏ Công hàm mà cá nhân thủ tường Phạm văn Đồng đã ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cá nhân thủ tướng Chu Ân Lai.
Chúng tôi hoàn toàn tin rằng đây là sở nguyện của toàn dân Việt Nam và làm được như vậy mới có thể chuộc lỗi cùng Tổ quốc và Nhân dân, từ đó sẽ cứu vãn được lòng tin.
Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2008
Những người ký tên kiến nghị :
(Đến ngày 4/9/2008)
Cựu chiến binh ( theo thứ tự tên gọi)
1. Phan Anh – thương binh, giáo viên trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông
2. Phạm Quế Dương – đại tá QĐND VN, 37 Lý Nam Đế, Hà Nội
3. Lê Điệp – CCB, 17 Hàng Quạt, Hà Nội
4. Lê hữu Điệp – CCB, 40, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Ha Nội
5. Lý Anh Kim – CCB, 87, Phường Phúc Xá, Ba Đình, Ha Nội
6. Trần Anh Kim – Trung tá QĐNDVN, biên tập viên tập san Tổ Quốc
7. Nguyễn Trọng Lâm – CCB, 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
8. Nguyễn văn Miến – đại tá QĐNDVN, 30 đường Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
9. Nguyễn Kim Nhàn – CCB, số nhà 1413, khu 34, thành phố Bắc Giang
10. Nguyễn Thanh Nhàn- thương binh chống Mỹ, gv trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông
11. Phạm văn Phiếu – cụu quyết tử quân Trung đoàn Thủ đô, 8/28 Hương viên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
12. Trịnh Khả Phức – Cựu chiến binh chống Pháp – số 6, nhà P9, khu lắp ghép Trương Định, Hanoi
13. Vũ Cao Quận – CCB, Hải Phòng, biên tập viên tập san Tổ Quốc
14. Lê Anh Sơn – CCB, 17 Nguyễn Du, Hà Nội
15. Đỗ Việt Sơn – lão thành cách mạng, 4/21. Nguyễn Cao, Hà Nội
16. Trần Đức Thạch – CCB, Hội viên Hội Văn Nghệ Nghệ An
17. Nguyễn Thế - CCB, Thanh Xuân, Hà Nội
18. Đỗ văn Thỉnh - CCB, Văn Phú, Phú La, Hà Đông
19. Chu văn Thưởng – CCB, 18 Ngõ Quỳnh, Bạch Mai, Hà Nội
20. Cao Bá Trữ - thiếu tá QĐNDVN, Đống Đa, Hà Nội
Nhân Dân Việt Nam (theo thứ tự tên gọi)
1. Tiêu Dao Bảo Cự - nhà văn, Thành phố Đà Lạt
2. Kim Văn Duy - sinh viên ĐH Kiến Trúc, tp HCM
3. Ninh Thị Định - 3/20/215 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
4. Nguyễn Thanh Giang – tiến sỹ Địa Vật lý, số 6, tập thể Địa Vật lý Máu bay, Hà Nội
5. Vi Đức Hồi - Cựu hiệu trưởng Trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn.
6. Vũ Hùng – cựu giáo viên vật lý trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây
7. Vũ Mạnh Hùng - Cán bộ quản lý khu nội trú Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội
8. Trần Lâm – luật sư, Thành phố Hải Phòng
9. Mai Thái Lĩnh – cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt, Lâm Đồng
10. Nguyễn Thượng Long – nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông
11. Nguyễn thị Lợi - ( thân mẫu cô Phạm Thanh Nghiên)
12. Nguyễn Tiến Nam, tổ 24, phường Yến Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
13. Võ văn Nghệ - 277A, đường Nguyễn Trãi, phường Tây Sơn, tp Thanh Hóa
14. Nguyễn Xuân Nghĩa – nhà văn, số nhà 828, đường Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng
15. Phạm Thanh Nghiên, số nhà 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, HP
16. Hà Sỹ Phu – tiến sỹ sinh vật học, 4E Bùi thị Xuân, thành phố Đà Lạt
17. Lê Minh Phúc – Cựu Tổng giám đốc Liên hiệp Địa Vật lý Máy bay Việt Nam
18. Phạm Thị Phượng - Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng.
19. Bùi Minh Quốc – nhà văn, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt
20. Ngô Quỳnh - Hiệp Hòa, Bắc Giang
21. Nguyễn văn Tính (tức Hoàng Hải Minh) Quán Chữ, Hải Phòng, mobile 0984 414479
22. Lưu thị Thu – 282, Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
23. Trần Khải Thanh Thủy – nhà văn, biên tập viên tập san Tổ Quốc
24. Vũ như Ý - nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giao thông vận tải, phường Vĩnh Tuy, Hà Nội
25. Phạm Thanh Yến, lô A1, Thái Phiên, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng
Hiện nay, cuộc đấu tranh trong nước gồm nhiều mặt:
1) Cuộc đấu tranh của dân oan đòi lại đất đai bị CSVN cướp đoạt cách bất công bằng những đơn khiếu kiện, bằng những cuộc biểu tình, đặc biệt tại Hà Nội và Sàigòn.
2) Cuộc đấu tranh của người công nhân bị bóc lột qua các cuộc đình công khắp nơi trong nước.
3) Cuộc đấu tranh của các nhà dân chủ đòi CSVN phải thực thi dân chủ đa nguyên và tôn trọng các quyền làm người của người dân.
4) Cuộc đấu tranh của giới trí thức, sinh viên chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa, đồng thời lên án hành động bán nước của CSVN qua việc bán đất nhượng biển cho Trung Quốc.
5) Cuộc đấu tranh của Tòa TGM Hà Nội và giáo dân Thái Hà đòi lại đất đai và cơ sở bị CSVN cướp đoạt mấy thập niên qua.
Ba cuộc đấu tranh của dân oan, công nhân, và các nhà dân chủ − đặc biệt của Khối 8406 − là cuộc đấu tranh thường hằng mà CSVN phải điên đầu đối phó suốt nhiều năm qua. Hai cuộc đấu tranh sau chỉ mới nổi lên gần đây nhưng lại dồn CSVN vào ngõ bí. Tất cả những cuộc đấu tranh ấy đều được các nhà dân chủ − đặc biệt các thành viên Khối 8406 − sẵn sàng yểm trợ, tiếp tay, đưa tin vì chúng luôn luôn tạo lợi thế cho cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.
Hai cuộc đấu tranh xảy ra mới đây − Vụ Thái Hà đòi đất và vụ sinh viên biểu tình chống Trung Quốc − đã tạo cho nhà cầm quyền CSVN lâm vào thế kẹt, vì:
− Vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà: CSVN đã lỡ cướp đất của Giáo Hội từ mấy thập niên trước. Tưởng nuốt trôi được những mảnh đất ấy, CSVN đã sang tay cho các chủ mới − thường là những tay tư bản đỏ, những cán bộ cấp cao trong đảng CSVN − với giấy tờ “hợp pháp” hẳn hoi, và tiền thu được đã chia chác nhau và thành của riêng hết. Nay đảng CSVN đang thời suy tàn, móng vuốt không còn sắc bén và mạnh mẽ như “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” thì Tòa Giám mục Hà Nội và giáo dân Thái Hà lại lên tiếng đòi đất lại với những chứng cứ, giấy tờ hợp pháp về chủ quyền những miếng đất bị cướp. Để đối phó, CSVN đã tìm đủ mọi thủ đoạn gian trá, du côn, thậm chí hèn hạ và tiểu nhân tới cùng cực: nào là ngụy tạo giấy tờ giả, bằng chứng giả, nào là dùng truyền thông độc quyền để vu khống, nào là cho công an tay sai và xã hội đen đến đánh đập khủng bố giáo dân Thái Hà, v.v... Tưởng dùng kế “cả vú lấp miệng em”, “sức mạnh phát xuất từ đầu súng” là sẽ giải quyết được thế bí. Nhưng những “bài cũ soạn lại” ấy đã không thành công. Kẻ cướp không sao chứng minh được cách thuyết phục việc cướp đoạt bất hợp pháp của mình là hợp pháp, hợp lý, cũng không sao chấm dứt cuộc tranh đấu rõ ràng là đầy chính nghĩa này.
Như vậy, có muốn trả lại đất cho Thái Hà và Tòa Giám Mục thì lấy đất đâu ra mà trả? Giả như có đất để trả thì cũng không trả được, vì nếu trả cho giáo xứ này, tôn giáo này thì các giáo xứ khác, các tôn giáo khác được thể sẽ ra sức đòi cho bằng được… Đảng CSVN sẽ lâm vào thế hết sức kẹt. Nhưng nếu không trả lại đất cho Thái Hà và Tòa Giám Mục thì họ cứ tranh đấu hoài; điều này làm CSVN bị mất mặt với thế giới. Dùng biện pháp mạnh để giải tán thì bị mang tiếng là đàn áp tôn giáo, bị đưa lại vào danh sách CPC; điều này khiến đảng và cá nhân các đảng viên sẽ bị thiệt hại biết bao quyền lợi!!! Thật là thiên nan vạn nan!
− Vụ biểu tình chống Trung Quốc: Việc CSVN bán đất nhượng biển cho Trung Quốc rõ ràng là một hành động bán nước mà hiện nay không sao ém nhẹm được nữa. Người dân trong nước đã nhìn thấy rất rõ ràng đảng CSVN thực chất chỉ là một đảng cướp, chỉ khác với những đảng cướp khác ở chỗ đã cướp được chính quyền mà thôi. Một đằng thì đảng này cướp đoạt đất đai, tài sản của dân, kể cả những người dân nghèo khổ nhất, đằng khác họ lại sẵn sàng dâng đất biển của tổ quốc cho quan thầy ngoại bang − vố là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc − chỉ để giữ vững ngai vàng. Đúng là “đội trên đạp dưới”, đảng chẳng hề vì dân vì nước một chút nào mà chỉ vì lòng tham vô đáy cố hữu của một đảng cướp chính hiệu.
Việc biểu tình chống Trung Quốc chiếm đất chiếm biển rõ ràng là một hành động yêu nước và hết sức chính đáng mà đảng CSVN không có lý do gì chính đáng để dẹp bỏ. Nhất là việc CSVN bán đất nhượng biển cho Trung Quốc đang làm người Việt trong nước cũng như hải ngoại phẫn nộ, và sẵn sàng đoàn kết để chống lại. Tuy nhiên đảng vẫn cố gắng hết mức dẹp bỏ mọi cuộc biểu tình bằng những hành vi hết sức phi lý, dã man, tàn bạo. Sở dĩ đảng không thể để yên cho sinh viên bầy tỏ lòng yêu nước chính đáng như thế vì điều này rất nguy hiểm cho sự tồn tại của đảng. Đảng đã lỡ lén lút ký kết những mật ước bán đất bán biển cho Trung Quốc rồi, bây giờ Trung Quốc đang đòi đảng thực thi mật ước ấy. Không thi hành những mật ước ấy thì không xong với cái đảng quan thầy của mình, vốn cũng là một đảng cướp vừa mưu mô quỷ quyệt, vừa tàn ác không kém gì mình. Không khéo thì Trung Quốc sẽ lấy cớ đó để xâm lăng Việt Nam bằng quân sự! Điều này rất nguy hiểm vì như thế toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN sẽ bị Trung Quốc đưa ra xử tội hết. Lúc đó vừa mất nước lại vừa mất đảng! Đáng sợ nhất là bản thân của các thành viên Bộ Chính Trị cũng chẳng được an toàn: chẳng những mất của cải, nhà cửa, mất tất cả những gì đã cướp được suốt bao năm mà còn có thể mất cả mạng nữa!
Đảng CSVN bây giờ đang ở trong thế bị ép ở giữa: một đằng người dân ép lên, một đằng quan thầy Trung Quốc ép xuống. Đảng không biết phải xử trí cách nào! Vì thế, biểu tình phản đối âm mưu chiếm đất của Trung Quốc, đồng thời tố cáo tội bán nước quá rõ ràng của đảng CSVN, là làm cho đảng CSVN lâm vào một thế hết sức bí, kẹt.
Do đó, giữa hai vụ việc trên − vụ Thái Hà và vụ chống Trung Quốc − vụ sau quan trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều, vì nó đe doạ trực tiếp và trầm trọng tới sự sống còn của chế độ. Do đó, CSVN nhất quyết phải dẹp biểu tình của sinh viên với bất cứ giá nào, bất chấp việc biểu tình ấy có chính nghĩa hay chính đáng tới đâu, và bất chấp phải dùng những thủ đoạn đê hèn bỉ ổi nào! Và cũng phải dẹp ngay − bất chấp việc phải dùng bạo lực − những nhà đấu tranh dân chủ nào hó hé phản đối chuyện hết sức nhạy cảm này, cho dù chỉ là tọa kháng hết sức ôn hòa ngay trước cửa nhà mình như trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên. Để dẹp ngay từ trong trứng nước âm mưu biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên, một đằng đảng đã bắt bớ ngay lập tức một loạt những nhà đấu tranh dân chủ mà họ nghi ngờ là những người đứng đằng sau, thúc đẩy cuộc biểu tình của sinh viên (1*); đằng khác khủng bố những sinh viên nào biểu tình, quay phim đoàn biểu tình để sau đó “bắt nguội”, dọa đuổi học những sinh viên tham gia, tìm bắt những sinh viên lãnh đạo hay hô hào biểu tình, ráng quy kết họ tội phá rối trật tự công cộng…
Vả lại, vụ Thái Hà và vụ biểu tình chống Trung Quốc, không thể xử trí hai vụ quá khó khăn này cùng một lúc được. Do đó, cần phải thanh toán trước mối nguy hiểm lớn hơn − là việc chống Trung Quốc và phản đối hành động bán nước của họ − để họ rảnh tay xử trí vụ Thái Hà + Tòa Khâm Sứ. Thời gian Hoa Kỳ và các chính khách nước này bận túi bụi với việc bầu cử tổng thống là thời gian thuận lợi nhất để ra tay thực hiện việc thanh toán này, vì các chính khách này không còn đầu óc và thì giờ để phản đối hay ngăn chặn vụ này.
Bất chấp dân chúng bất mãn nhất là giới Công giáo, bất chấp dư luận quốc tế khiến Việt Nam có thể bị đưa trở lại danh sách CPC, CSVN cố tình đàn áp mạnh tay giáo dân Thái Hà, vu cáo và hăm dọa Tổng Giám mục Hà Nội, biến hai khu đất của Giáo Hội Công giáo thành công viên. Mục đích của họ là làm cho dư luận quốc tế cũng như sự quan tâm người Việt trong và ngoài nước tập trung vào việc này mà bớt chú tâm tới tội bán đất nhượng biển của CSVN đang dồn đảng CSVN vào thế rất kẹt. Nhờ vậy, áp lực đè trên họ về việc này phần nào giảm bớt.
Việc biến đất của Tòa Khâm Sứ và của giáo xứ Thái Hà thành hai công viên cây xanh cũng là một lối hoãn binh và thoát hiểm rất khôn ngoan của đảng CSVN. Trong việc thoát hiểm này, đảng CSVN đành phải lùi một bước là buộc các chủ mới của những miếng đất trên, vốn là những đảng viên cao cấp trong đảng, phải tạm thời hy sinh mối lợi riêng của mình để cứu lấy đảng trước đã, chuyện lợi riêng thì hạ hồi phân giải. Nếu biến hai miếng đất cướp được kia thành công viên thì hầu chắc sẽ được người dân Hà Nội ủng hộ, vì công viên phục vụ lợi ích chung: người dân Hà Nội có chỗ thoáng mát để tập thể dục, giải trí, nghỉ ngơi… Đảng lại còn được tiếng là lo cho dân. Một khi dân ủng hộ việc làm này thì họ sẽ không còn ủng hộ việc đòi đất của Tòa Giám mục Hà Nội và giáo dân Thái Hà nữa. Đợi khi tình hình lắng dịu, đảng sẽ tìm cách trả lại đất cho chủ mới vốn cùng “phe” với mình.
Đương nhiên, Tòa Giám Mục và giáo dân Thái Hà không chấp nhận để CSVN lường gạt dễ dàng như vậy. Họ đã bị CSVN lường gạt quá nhiều lần, họ sẽ không ngây thơ và thiếu trí đến nỗi để CSVN lường gạt thêm lần nữa. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục đấu tranh. Nếu Thái Hà và Tòa Giám mục cứ nhất quyết đấu tranh, CSVN sẽ phải suy nghĩ để tìm ra những cách thoát hiểm khác, chẳng hạn tìm cách tạo sự ganh tị, chia rẽ giữa các tôn giáo để các tôn giáo đánh phá lẫn nhau. Cũng như trước đây, đảng đã ra lệnh cho bọn tay sai tại hải ngoại và trong nước giả danh Phật giáo tung tin vô căn cứ rằng đất của Giáo Hội Công giáo bị CSVN cướp đoạt vốn là đất của Phật giáo trước đây nên đúng ra phải trả lại cho Phật giáo là một thí dụ điển hình. Nếu các tín đồ tôn giáo không sáng suốt hoặc cảnh giác thì sẽ mắc bẫy! Họ có thể tìm ra những cách thoát hiểm “thần sầu” mà những người đấu tranh khó mà đoán trước được. Chính vì thế, các tôn giáo cần phải đoàn kết, hợp lực với nhau chống lại kẻ gây ác cho xã hội, cho đất nước, đừng mất năng lực vào việc chống báng nhau.
Lênin, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản nói: “Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh”, điều đó có nghĩa: bất công là mầm mống gây ra đấu tranh. Từ trước đến nay, đảng CSVN đã gây ra cho nhân dân biết bao bất công từ những tội ác do lòng tham của họ. Nhưng họ đã cố gắng hết sức dùng khủng bố để kiềm chế, không cho đấu tranh bùng phát, đồng thời họ vẫn tiếp tục gia tăng bóc lột, cướp đoạt, gây bất công… Ít ra cho đến nay họ đã khá thành công trong việc vừa gia tăng bất công vừa kềm hãm đấu tranh. Sự thành công ấy chỉ làm cho lòng dân ngày càng căm hờn, oán thán… Họ tưởng họ có thể tiếp tục làm như thế mãi. Nhưng khi thế lực của họ bắt đầu suy yếu thì đó cũng là thời họ phải “trả quả”. Đó chính là lúc họ không còn đủ sức mạnh để ngăn chặn thế “tức nước vỡ bờ” của lòng căm thù nơi người dân nữa. Sức mạnh của CSVN chắc chắn có hạn, và khả năng chịu đựng của người dân đương nhiên cũng có hạn. Thiết tưởng người cộng sản nên biết điều ấy!
New York, ngày 03/10/2008
[1] Trong đợt này (tháng 9/2008), CSVN đã bắt giam hơn một chục nhà đấu tranh đấu tranh năng nổ hoạt động như Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng), Phạm Thanh Nghiên (Hải Phòng), Phạm Văn Trội (Hà Tây), Nguyễn Văn Túc (Thái Bình), Ngô Quỳnh (Bắc Giang), Trần Đức Thạch (Nghệ An), Vũ Hùng (Hà Tây), Lê Thanh Tùng (Hà Nội), Nguyễn Văn Tính (Hải Phòng), Nguyễn Mạnh Sơn (Hải Phòng), Hà Phương (Hải Phòng), Nguyễn Kim Nhàn (Bắc Giang)…
Nghi vấn về cái chết của Thượng tướng công an Thi Văn Tám
Tuesday, 16 December 20084 y kienThượng tướng Công An Thi Văn Tám
SÀI GÒN - Truyền thông nhà nước CSVN hôm 15/12/2008 loan đi, Thi Văn Tám, Thượng tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An đã chết vì bệnh ngày 12/12. Tuy nhiên nhiều dư luận đặt nghi vấn về cái chết đột ngột này.
Tướng công an Tám còn khá trẻ (sinh năm 1948) và chưa hề được gia đình cho biết “đang bị bệnh”… Sự đột tử khiến dư luận nghĩ đến cái chết của ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mà nhiều nguồn tin nói rằng đã bị “phe theo Tàu” trong Bộ chính trị CSVN giết chết vì … thân Mỹ? Tướng công an Thi Văn Tám có chết bệnh hay bị giết vì theo “đế quốc xanh” hay “bá quyền đỏ” nào không vẫn còn là nghi vấn. Sau đây là nguyên văn bản tin, một trong những luồng dư luận xì xầm vì sự “hy sinh” của viên tướng công an chế độ…ra đi không phải vì dân tộc.
———————————————–
Hoàng giang/ĐDCND - Ngày 15 tháng 12 năm 2008 đồng loạt các đài báo loan tin Thượng Tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Thi Văn Tám, phụ trách an ninh đã bị bệnh chết ngày 12 tháng 12 năm 2008. Thượng tướng Thi Văn Tám chết ngày 12, mãi đến 15, tức 3 ngày sau đài báo mới loan tin. Tất cả các thông tìn đều giống nhau “Thượng tướng Thi Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Công an, vừa từ trần hồi 2 giờ ngày 12/12/2008 tại TPHCM . Sau một thời gian lâm bệnh, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, gia đình và các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng vì bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 2h00′, ngày 12/12/2008 (tức ngày 16/11 năm Mậu Tý) tại TP Hồ Chí Minh.”
Không có báo nào giải thích Tướng Tám bị chết vì bệnh gì? bệnh bao lâu? nằm bệnh viện nào? Bác sĩ tuyên bố bệnh trạng trầm trọng ra sao? và chết như thế naò? Trước cái chết của Thượng tướng công an, cả trăm tờ báo đều loan tin giống nhau, đó là “sau thời gian lâm bệnh, dù được Đảng và nhà nước cho bác sĩ tận tâm cứu nhưng vì bệnh nặng nên đồng chí Tám đã từ trần”. Điều này có nghĩa là thông tin về cái chết của Thượng Tướng Thi Văn Tám đã được Bộ Công an chuyển ra báo chí để loan báo một cách rất hạn chế, mập mờ.
Một vị tướng làm tới chức Thượng Tướng, lại là tướng chuyên chống gián điệp thì ông ấy có lắm kẻ thù bên ngoài vì biết quá nhiều chuyện tối mật. Bên trong, ông ấy có thể bị đảng thanh trừng bất cứ lúc nào vì những tranh dành quyền lực, những bí ẩn “thâm cung bí sử” trong triều đại CS. Việc Tướng Thi Văn Tám đột tử vì nhiều nguyên do bí ẩn, ngoài lý do bị “bệnh nặng” như thông tin của Đảng, không loại trừ khả năng ông Thượng Tướng Thi Văn Tám bị Đảng cho thủ tiêu vì tranh dành quyền lực.
Ngày 12 tháng 12 năm 2008, Tướng Thi Văn Tám bị đột tử, chết không rỏ lý do. Thông tin Đảng nói chỉ vỏn vẹn là “đồng chí bị bệnh nặng“. Điều không bình thường là nếu Tướng Tám bị bệnh nặng, bệnh mãn tính và đã được đảng tận tâm điều trị thì Tướng Tám và gia đình phải biết ông bị bệnh gì? bệnh trạng kéo dài bao lâu? trước đó đã chửa trị, thuốc men như thế nào? Bao nhiêu ngày tháng nằm bệnh viện, ở đâu? bác sĩ điều trị chuẩn y ra sao v.v.. Rõ ràng cái chết của ông Thượng Tướng Thi Văn Tám là cái chết độc tử, mờ ám. Độc tử vì trước khi chết ông Tướng Tám đã rất khỏe, bình thường, phục vụ công tác Đảng CSVN đắc lực, đạt nhiều công trạng cho đảng nên đã được liên tục được thăng cấp. Tháng 2/2002, đồng chí Tám được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng; tháng 12/2004, được thăng cấp bậc hàm Trung tướng; tháng 12/2008, được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng An ninh nhân dân. Đặc biệt, Tướng công an Thi Văn Tám là người đã ra lệnh an ninh triệt tiêu và đàn áp thẳng tay, đánh đập dã man các anh chị em hoạt động trong Phong trào Dân chủ.
Tháng 12 năm 2008 ông đã được Bộ Chính Trị thăng cấp Thượng tướng, nghĩa là chỉ trong vòng có hơn 10 ngày trước khi chết “đồng chí” Trung Tướng Thi Văn Tám còn được thăng cấp lên Thượng Tướng. Rà xét lịch trình làm việc của Thượng Tướng Tám cho thấy ông rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh. Sinh năm 1948, Thượng tướng Thi Văn Tám còn trẻ và sức khoẻ để cống hiến cho Đảng. Ông đi công tác xa liên tục, không có thời gian nào bị gián đoạn. Như vậy suốt thời gian trước và sau khi phong cấp, ông Tướng Thi Văn Tám không có nằm bệnh viện, không có bi bệnh nặng đến nỗi bác sĩ tài giỏi của Đảng CSVN phải bó tay như thông tin Đảng loan báo.
Ngày 26 tháng 10 năm 2008, Trung tướng Thi Văn Tám đã xuống tận Kiên Giang để tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Campuchia. Những lãnh đạo an ninh cộng sản tham dự phiên họp quan trong này bên cạnh ông Thi Văn Tám còn có cả Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công An và Thứ trưởng công an, Trung tướng Lê Thế Tiệm.
Ngày 14/11 năm 2008, Trung tướng Tám đã đi công tác xa đến tận Đắc Lắc để đón nhận huân chương Hồ Chí Minh trao tặng cho công an tỉnh này. Ông không những vượt đường sá xa xôi, chỉ đến cho có mặt mà còn phát biểu nữa. Như vậy Tướng Tám không có dấu hiệu suy yếu, sức khỏe có vấn đề, thậm chí còn khỏe hơn bình thường. Các báo đảng đã loan tin chuyến thăm Đắc lắc như sau: “Thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Trung tướng Thi Văn Tám, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống vẻ vang của Công an Đắk Lắk, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Thi Văn Tám nhiệt liệt biểu dương những thành tích đặc biệt xuất sắc mà cán bộ, chiến sỹ Công an Đắk Lắk đạt được trong thời gian qua, đã vô hiệu hóa mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh.”
Ngày 19 tháng 11 năm 2008, Trung tướng Thi Văn Tám, tháp tùng cùng các vị quan chức an ninh trong Bộ Công An đã xuống tận các tỉnh phiá Nam, đồng bằng sông Cửu Long để tham dự lễ lỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11-08.
Tháng 12 năm 2008 sau khi thăng chức từ Trung Tướng lên Thượng Tướng thì vài ngày sau ông bị chết “bắc đắc kỳ tử”. Trước đó, từ năm 2006 đã có thư tố cáo Trung tướng Thi Văn Tám, người tố cáo ký tên Phạm Gia Khánh, tự xưng là cán bộ trong Tổng cục an ninh, gửi đích danh các Uỷ viên Chính trị bộ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh v.v… Bức thư tố ông Tướng Thi Văn Tám có lý lịch bất minh …“Trong quá trình công tác, ông Thi Văn Tám luôn tìm cách che giấu lý lịch về nguồn gốc xuất thân, quá trình hoạt động của người cha. Ngay từ khi còn trai trẻ, mỗi khi anh em, bạn bè trong Tổng cục An ninh tại TP. Hồ Chí Minh hỏi về người cha thì ông Thi Văn Tám luôn tìm cách lảng tránh, không trả lời. Khi tổ chức yêu cầu, ông luôn khai báo chung chung và không muốn ai biết về lý lịch của mình. Cho đến nay, cũng chưa có ai xác dịnh rõ việc che giấu lý lịch của Thi Văn Tám là nhằm động cơ gì, nhưng rõ ràng là có uẩn khúc, mà chúng ta đã có những bài học đắt giá khi sử dụng người mà không tìm hiểu kỹ về lý lịch để gây ra những hậu quả khôn lường. Tôi được biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa IX nhiều lần không đồng ý bổ nhiệm ông Thi Văn Tám vào chức Thứ trưởng Bộ Công an. Thế nay đột nhiêu ông Thi Văn Tám được bổ nhiệm vầo chức vụ này, làm cho anh em cán bộ Tổng cục An ninh nghỉ hưu tại TP. Hồ Chí Minh rất bức xúc, trăn trở, lo lắng vận mệnh an ninh của đất nước lại trao cho một người hoàn toàn không xứng đáng về đạo đức, tài năng.”
Bức thư cũng tố cáo ông Tướng Thi Văn Tám tham nhũng “đã đưa rất nhiều dự án về cục A35, trị giá nhiều tỷ đồng, rồi ông trực tiếp phụ trách. Những dự án đó đã được ông Thi Văn Tám khoác cho những tấm áo vì yêu cầu nghiệp vụ, nên không chịu bất cứ sự ràng buộc, giám sát nào, nên ông ta mặc sức sử dụng vào nhu cầu cá nhân. Tôi được biết, ông đang sở hữu một ngôi nhà lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Có doanh nghiệp khi biết ngôi nhà đó của ông Tổng cục trưỏng Tổng cục An ninh đã thuê với giá trên 20.000 USD/tháng, mặc dù giá trị thực tế không thể đến mức đó.”
Bức thứ tố Tướng Thi Văn Tám, theo dư luận tiết lộ là do tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ nên cán bộ an ninh, thuộc Bộ Công An nhận lệnh viết thư tố cáo nhằm làm giảm uy tín của Tướng Thi Văn Tám, vì ông Tám là cánh tay mặt của Thứ trưởng Bộ công an, tướng Nguyễn Khánh Toàn. Như vậy cái chết độc tử của ông Thượng Tướng Thi Văn Tám ngày 12 tháng 12 năm 2008 có thể là do nội bộ thanh toán. Hoặc Tướng Nguyễn Khánh Toàn ra tay cho bịt miệng đầu mối, hay Thứ trưởng Bộ Công an, Tướng Nguyễn Văn Hưởng cho đàn em chặt tay chân, vây cánh của tướng Toàn do hai bên từ lâu đã có thù nghịch, tranh dành ảnh hưởng, ngắm nghiá cái ghế Bộ Trưởng Bộ Công An? Hay do chính các thế lực ngoại bang nào khác?
Ở tuổi 60, công trạng đầy mình, cống hiến cho Đảng cả cuộc đời cũng như gây biết bao tội ác, tai hoạ cho lực lượng dân chủ. Tướng Thi Văn Tám nếu không bị Đảng giết sớm vì tranh dành quyền lực thì cũng sẽ phải ra tòa án công luận, trả lời về những tội lổi từng gieo rắt đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Thực là Ác lai, Ác báo, mới vừa được Đảng phong chức Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an hôm trước, hôm sau bị giết ngay. Cái chết bí ẩn của Thượng Tướng Thi Văn Tám chỉ có đảng CSVN mới có câu trả lời.
Việt Nam ngày 16 tháng 12 năm 2008
Ai giết Thượng tướng công an cộng phỉ Thi Văn Tám ?
--------------------------------------------------------------------------------
Ngày 12 tháng 12 năm 2008, Thi Văn Tám, Thượng tướng Công an cộng phỉ, đặc trách về gián điệp đã bị đột tử. Mặc dù báo đài thông tin tướng Tám bị "bệnh chết" nhưng các thông tin mật và những sự kiện gần đây cho thấy Tướng Tám đã bị thanh toán chết.
Có dư luận cho rằng trên chuyến công tác bay về lại Thành phố Sài Gòn, vừa đến nhà thì Thi Văn Tám chết, vì uống nước bị thuốc độc trên máy bay. Tin khác cho biết Tướng Tám dự trù đi Thủ Đức và Bình Thuận để thăm trại giam, chuẩn bị cho màn trình diễn đặc xá tù nhân đầu năm 2009. Trên đường đi thì bị giết, chuyến công tác phải đình hoãn và giao lại cho Thượng tướng Lê Thế Tiệm.
Việc các tướng lãnh Công an cộng phỉ gần đây bị đột tử do tranh giành quyền lực hoặc vì nhu cầu cần bịt đấu mối cũng không phải là điều ngạc nhiên. Trong giới công an, nhất là phía Tổng Cục Tình Báo cũng đã thủ đắc nhiều phương tiện mờ ám, tài chánh và nhân sự chuyên nghiệp, nên ra tay hạ độc thủ chỉ là chuyện "thường ngày ở huyện".
Trước kia, đối với phía quân đội, hàng loạt vụ thủ tiêu đã từng xảy ra. Cái chết cũa những Tướng như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Vấn, Lê Trọng Tấn v.v.. đã làm cho tập thể tướng lãnh CSVN phải thần phục đảng qua cơ cấu quyền lực Tổng Cục 2 (TC2). Năm 1987, Lê Đức Anh đột nhiên lên nắm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ngay sau cái chết mờ ám của Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Sau đó, Lê Đức Anh đã chỉ thị cho Trung tướng Phan Bình phải về hưu, giao toàn bộ Cục Quân Báo cho đàn em của Lê Đức Anh. Cục Quân Báo, tức Cục 2 đổi thành Tổng Cục 2 (TC2). Vừa bàn giao lại nhiệm vụ thì Trung tướng Phan Bình cũng bị giết chết ngay.
Nhân Tướng Tám bị đột tử, đang trong vòng "nghi vấn", tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện Trung tuớng Phan Bình, Cục trưởng Cục An ninh Tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đã bị giết bất đắc kỳ tử. Đêm 13 tháng 12 năm 1987, tại nhà nghỉ Cục 2, số 30 Lê Quý Đôn, TP Sài Gòn khi Tướng Phan Bình từ Hà Nội vào TP Sài Gòn để thăm viếng bạn bè, các đầu mối quen biết cũ thì bị ám sát chết. Tướng Phan Bình cũng giống như Tướng Thi Văn Tám, cả hai đều nắm chuyên ngành tình báo gián điệp. Có khác chăng là Tướng Bình thuộc quân đội và đã nghĩ hưu sau khi bàn giao hết các nhiệm vụ lại cho Cục trưởng mới - Tư Văn thì bị giết để bịt đầu mối mà theo dư luận cho rằng đây là đòn hạ thủ của Tổng Cục 2 (TC2).
Sau cái chết của Trung tướng Phan Bình, Tổng Cục 2 đã báo cáo lên Trung Ương đảng CSVN là vì "đồng chí Phan Bình bệnh tâm thần nên đã tự sát". Dù vậy, giới tình báo quân đội và nhiều lãnh đạo Đảng không thuộc cánh TC2 đều biết Trung Tướng Phan Bình đã bị giết, TC2 tạo dựng chứng cứ giả để bưng bít, lừa dư luận. Điều này, Trung tướng Quân đội, Ủy viên Trung Ương Đảng như Lê Văn Hiền, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Minh Châu v.v...cũng đều xác nhận như vậy.
Theo báo cáo của TC2 thì "đồng chí" Phan Bình đã tự sát. Nhưng theo lời thuật của Tướng Nguyễn Minh Châu, tư lệnh quân khu 7 thì báo cáo đó không đúng sự thực. Trung tướng Phan Bình bị giết chết đêm 13 tháng 12 năm 1987, trong tư thế ngã sấp trước phòng khách, sát thủ bắn ngay đầu, toác một lỗ thủng rất rộng, chứng tỏ người bắn ở khoảng cách rất gần, quen biết và tiếp cận Tướng Phan Bình rồi bất ngờ rút súng bóp cò nên Tướng Bình trở tay không kịp. Hơn nữa, sau khi bàn giao lại nhiệm vụ Cục trưởng Cục An Ninh Tình Báo cho Tư Văn, Tướng Bình đã bị lấy lại súng ngắn, lẽ ra ở cương vị của ông phải có súng để phòng thân. Điều này sát thủ đã được thông báo trước nên an tâm, ra tay gọn nhẹ.
Tàn bạo hơn nữa là sau khi Tướng Phan Bình bị giết, một tháng sau, con trai của ông, sĩ quan trong quân đội cánh quân báo, phát giác cái chết của cha mình do bị "ám sát" thì cũng chết một cách mờ ám khi bị ép đưa vào bệnh viện lý do "tâm thần". Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, cả hai cha con Tướng Phan Bình bị giết chết với những thủ đoạn tàn ác, mờ ám và bất chấp dư luận. Cái chết của cha con Tướng Phan Bình đã làm cho cánh quân đội, nhất là sĩ quan cao cấp trong Cục An Ninh Tình Báo (Quân Báo) rúng động, hoảng sợ, gieo rắt không khí khủng bố bao trùm lên các lãnh đạo quân đội có liên hệ với Tướng Phan Bình.
Chính TC2 đã được tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ký pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP, điều 21, chương 2 như sau: "Tổng cục tình báo (TC2) thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ...".... để hoàn thành nhiệm vụ của TC2 kể cả "ám sát".
Đối với ai còn xa lạ về vai trò, thế và lực của TC2 thì cũng nên nhắc laị, Tổng Cục 2 hay goi là TC2 nằm dưới quyền thống trị của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh. TC2 với khả năng tài chánh vô hạn, gần bằng nửa ngân sách của Bộ Quốc Phòng, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt mục đích từ mua chuộc với các chức vụ có bổng lộc, gái, tham nhũng, hủ hoá v.v.. để khống chế cho đến đe doạ, sẵn sàng hạ độc thủ lấy tính mạng của đối thủ, không chỉ một người mà luôn cả gia đình, dòng họ.
TC2 là một tập đoàn có tính gia đình trị bao gồm cựu Tổng cục trưởng Trung tướng Vũ Chính, cha vợ của Nguyễn Chí Vịnh, Đại tướng Lê Đức Anh, là cha nuôi của Nguyễn Chí Vịnh. Vì vậy, nói đến TC2 tức là nói đến quyền lực của Lê Đức Anh, trải rộng ở trong quân đội và lan tràn ra các cơ quan Đảng khác như Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao, Văn phòng Thủ Tướng, Chính phủ v.v...để cài cắm người, nắm tin tức tình báo và thi hành độc thủ khi cần.
Dưới chế độ CS, việc thủ tiêu, ám sát, đầu độc là chuyện nhỏ. Với chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, đảng CSVN sẳn sàng làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu, không những đối với các chiển sĩ dân chủ mà ngay cả trong nội bộ của họ nữa. Không ai hiểu rõ điều này bằng chính Lê Đức Anh, kẻ đã ra lệnh cho TC2 hạ thủ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, khi Lê Đức Anh lên cơn đau tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, Lê Đức Anh đã cương quyết không uống thuốc vì sợ có kẻ lén bỏ thuốc độc.
Đến nay, dư luận vẫn không giải thích được lý do tại sao Tướng Phan Bình bị giết? Ông đã nắm những thông tin gì có hại cho TC2 đến nổi vừa bàn giao xong nhiệm vụ cho Cục Trưởng mới thì bị Lê Đức Anh ra lệnh giết ngay. Đối với Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám cũng vậy? Nhiều câu hỏi đặt ra qua cái chết đột tử của Tám? Lý do gì Tướng Thi Văn Tám bị chết? Ai giết? tranh giành điều gì? Che đậy cái gì? TC2 hay đã có thế lực nào khác?
Từ lâu, Bộ Công An và TC2 thuộc cánh quân đội đã không ưa nhau, tranh dành quyền lực, ảnh hưởng và vây cánh, tìm cách hạ độc thủ nhau. TC2 đã nhiều lần chặt hết vây cánh của Bộ Công An, phải chăng lần này cũng là một đòn "tiên hạ thủ vi cường" của TC2 đối với Bộ Công An?
Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 2008
Hoàng Giang - ĐDCND
Lễ an táng tên Tướng công an cộng phỉ Thi Văm Tám
Tuyên Cáo Của GHPGVNTN Về Công Hàm Bán Nước 1958
PTTPGQT
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
****
Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt
PARIS, ngày 15.9.2008 (PTTPGQT) - Viện Hóa Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện (tức Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) về Công hàm 14.9.1958 chống tổ tiên nước Việt.
Tuyên cáo được Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhân danh Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ký vào đúng ngày 14.9.2008 tại Saigon nói lên lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đối với Công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, cách đây đúng 50 năm. Đây là lập trường mà Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang từng minh xác trong Thông điệp Phật Đản năm nay, 2008 : “Người Phật tử bối đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ”.
Thực vậy, người Phật tử không thể sống trên không trung, mà cư trú nơi lãnh thổ quốc gia sinh dưỡng mình. Lãnh thổ bị uy hiếp, cuộc sống và tu hành của người Phật tử đồng thời là người công dân cũng bị uy hiếp. Vì vậy không thể làm ngơ.
Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đưa ra 4 nhận định trên mặt dân tộc và pháp lý để xác quyết “Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung”. Sau phần nhận định, Tuyên cáo yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội có văn kiện phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958, trả tự do cho những thanh niên, sinh viên bị bắt trong mấy ngày vừa qua vì biểu dương ý thức dân tộc về sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Mặt khác, Tuyên cáo cũng yêu sách nhà cầm quyền Hà Nội “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do biểu tỏ và biểu tình” làm “bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại”. Đặc biệt là yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến pháp nhằm “tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị”.
Dưới đây là toàn văn Tuyên cáo về Công hàm ngày 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ÐẠO
Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Saigon
Phật lịch 2552 Số : 32/VHÐ/VT
TUYÊN CÁO
của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,
về Công hàm 14.9.1958 chống Tổ tiên nước Việt
Hôm nay, ngày đánh dấu 50 năm cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Công hàm gửi ông Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ Viện Trung quốc, minh xác bằng văn bản chủ quyền Trung quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hệ quả của một ý thức hệ ngoại nhập phản chống nền tư tưởng và văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam : Chủ nghĩa đại đồng phiến diện Cộng sản dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ khước sự toàn vẹn lãnh thổ, xóa nhòa biên cương tổ quốc trên biển, đem lãnh hải dâng hiến cho Bắc phương.
Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhận định rằng:
Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chống lại Tổ tiên nước Việt đổ bao xương máu suốt hai mươi thế kỷ qua để gìn giữ và mở mang bờ cõi dân tộc ;
Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên Đảng Cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại Quốc hội này y hệt như tại Quốc hội hiện nay ;
Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng chiếu theo công pháp quốc tế đã vi phạm chủ quyền Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam nước Việt. Bởi lẽ Hoàng Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Trường Sa đặt dưới quyền quản lý hành chính tỉnh Khánh Hòa. Cả hai tỉnh thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa là quốc gia được Hiệp định Genève năm 1954 và hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận ;
Chiếu điều 17 trên Hiến Pháp hiện hành (1992), quy định “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (...) đều thuộc sở hữu toàn dân” ;
Xem như thế Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung.
NAY HỘI ĐỒNG LƯỠNG VIỆN,
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT,
TUYÊN CÁO CÁC YÊU SÁCH SAU ĐÂY:
1. Nhà cầm quyền Hà Nội cần có văn thư chính thức gửi Cộng hòa Nhân dân Trung quốc phủ nhận Công hàm ngày 14.9.1958 của ông Phạm Văn Đồng, đồng thời minh định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa được khám phá ít nhất từ thế kỷ XV và sử dụng chủ quyền từ thế kỷ XVII. Trong khi ấy hai quần đảo này chỉ được đề cập như những hải đảo nhìn thấy trên lộ trình thám hiểm xuyên qua Biển Đông trong sách sử Trung quốc;
2. Trả tự do tức khắc cho những cá nhân, đặc biệt giới thanh niên, sinh viên bị bắt giữ trong mấy ngày qua, vì đã lên tiếng phản đối Công hàm Chống Tổ Tiên Nước Việt ký ngày 14.9.1958, hoặc tham gia tập họp biểu dương ý chí bảo vệ lãnh thổ để ghi nhớ 50 năm ngày quốc nhục nhượng địa phi pháp cho ngoại bang ;
3. Tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân tự do biểu tỏ và biểu tình, chiếu theo điều 69 trên Hiến pháp, để nói lên ý chí của Tổ tiên và toàn dân quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước mọi âm mưu ngoại bang xâm lược hay lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hãi, mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu gìn giữ suốt hai nghìn năm qua. Sự tôn trọng và bảo đảm tự do biểu tỏ và biểu tình này còn là bài học và động thủ nhằm giáo dục công dân phát huy lòng yêu tổ quốc và bảo vệ nền công lý nhân loại ;
4. Loại bỏ điều 4 trên Hiến pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị ; vì
4.1. Ba triệu đảng viên Cộng sản và nửa triệu bộ đội hiện tại chưa đủ thế và lực bảo vệ tổ quốc trên mặt quốc phòng, chưa đủ uy và dũng mở rộng mặt trận chính trị và ngoại giao quốc tế, mà cần tới sự tham gia toàn diện của 85 triệu dân và 3 triệu Người Việt hải ngoại ;
4.2. Lịch sử Việt Nam qua bao đời từng khẳng định như chân lý rằng : Dựa vào sức mạnh toàn dân làm nòng cốt để giữ nước. Kẻ nào cứ nay chạy theo nước này mai chạy theo nước khác cầu viện để bảo vệ quyền bính riêng tư của một nhóm người, thì hậu quả sẽ là mất nước và biến mình thành công cụ tay sai cho ngoại nhân mà thôi.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.9.2008
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Cùng nhau gọi vào Sứ quán Trung Quốc phản đối thái độ xấc xược của Bắc Kinh
Thay vì phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc và tìm mọi cách giành lại các hải đảo Hoàng Sa - Trường Sa, cả 3 lãnh tụ cao nhất đảng CSVN đều vừa liên tiếp thề hứa trước thềm cửa Bắc Kinh là sẽ thờ bái 16 chữ vàng và không đòi gì thêm nữa tại biển Đông.
Dấu hiệu phục lạy “thiên triều” của toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN được hiển thị rõ nhất bằng việc đồng ý đón rước tàu chiến của Hải quân Trung Quốc mang tên Trịnh Hòa vào cảng Đà Nẵng từ ngày 18 đến 22 tháng 11 năm 2008; Vì Trịnh Hòa là tên của vị quan đời nhà Minh mà Bắc Kinh đang trắng trợn gọi là người đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc; và Đà Nẵng là cảng lớn gần nhất của ta hướng ra quần đảo Hoàng Sa.
Do đó, việc Bắc Kinh đưa tàu chiến Trịnh Hòa vào đậu ngay tại cảng Đà Nẵng là hành động thách thức trắng trợn và vô cùng xấc xược đối với dân tộc Việt Nam !
Việc nối chuyến đi của đoàn tàu Trịnh Hòa 600 năm trước vào Hoàng Sa - Trường Sa ngày nay là 1 lập luận gian ngoa. Không thể cứ mảnh đất nào Trịnh Hòa nhìn thấy đều đương nhiên trở thành đất Tàu. Và nếu đúng như thế thì phải có tới hàng ngàn hải đảo suốt từ Đông Nam Á sang đến tận Phi Châu nay thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Thay vì kịch liệt phản đối những lập luận gian ngoa đó, những người lãnh đạo đảng CSVN lại chỉ biết quay vào cấm báo, đài không được gọi tên tàu chiến đó là Trịnh Hòa và chỉ thị cho công an chuẩn bị khủng bố, trấn áp các ý định biểu tình phản đối của nhân dân Việt Nam.
Còn nỗi nhục nào lớn hơn cho Dân Tộc Việt !
Hỡi các bạn đang đau xót cho thân thể và danh dự tổ quốc, Chúng ta phải vượt qua hàng rào công an để gào lên lời phản đối ! Chúng ta phải khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận dâng cúng Hoàng Sa-Trường Sa cho bất kỳ ngoại bang nào !
Hãy cùng nhau gọi điện thoại phản đối vào thẳng Sứ quán và Lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam vào các ngày 18 đến 22 tháng 11 năm 2008, tức thời gian tàu chiến Trịnh Hòa đậu trên đất Việt.
Các số điện thoại và fax:
Sứ quán: ĐT: +84-4-8453736, hoặc 903441338 – Fax: +84-4-8232826
Phòng Lãnh sự Hà Nội: ĐT: +84-4-8235569 - Fax: +84-4-7341181
Phòng Chính Ủy: ĐT: +84-4-7338063, 7334685, 7334684
Phòng Hành chánh: ĐT: +84-4-8453737 - Fax: +84-4-8232826
Phòng Văn hóa: ĐT: +84-4-8235517 - Fax: +84-4-7338064
Phòng Thương mại: ĐT: +84-4-7338124, 7338125 - Fax: +84-4-8234286
Tùy viên Quân sự: ĐT: +84-4-8453736
Lãnh sự quán: ĐT: +84-8-8292457 – Fax: +84-8-8295009, 8231142
Phòng Kinh tế: ĐT: +84-8-8292463 - Fax: +84-8-8231142
Các địa chỉ Email:
chinaemb_vn@mfa.gov.cn
chinaconsul_hcm_vn@mfa.gov.cn
ptmchn@hcm.vnn.vn
Xin bạn tiếp tay chuyển gấp lời kêu gọi này đến những người Việt yêu nước khác
Công Hàm Bán Trường Sa Và Hòang Sa Của CSVN
Từ Năm 1958 !
Đây là công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung Cộng trong vùng biển Nam Hải, trong đó có luôn cả hai quần đảo Trường Sa và Hòang Sa do thủ tướng cộng sản VN Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958. 12 hải lý này bao gồm các quần đảo nào? Cộng sản VN giải thích thế nào về sự hiện hữu của tài liệu này? Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Họ đã bảo rằng: "Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".....
Vì tài liệu này chứa rất nhiều hình ảnh, nên xin quý bạn đọc bấm vào đây để đọc tiếp tòan bộ bài viết này của tác giả Vu Huu San
Đây là bản công-hàm bán nước của CSVN
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Kính gửi: (Ấn ký)
Đồng chí Chu An Lai PHẠM VĂN ĐỒNG
Tổng lý Quốc vụ viện Thủ tướng Chính Phủ
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
tại BẮC KINH
Đây là nguyên-ngữ bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Trung-Cộng quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Trang Luật-học http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Dịch ra Anh-ngữ
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)
The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Xisha Islands (Tây Sa = Hoàng Sa = Paracel Islands)
Nansha Islands (Nam Sa = Trường Sa = Spratly Islands)
Dịch ra Việt-ngữ
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
http://www.trungtamdukien.org/article.php?id_article=1028
Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago
[Ed. Spratly Islands]
Todd C. Kelly
Todd C. Kelly graduated from the M.A. program in Asian
Studies at the University of Hawaii at Manoa in August 1999.
On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]
http://www.hawaii.edu/cseas/pubs/explore/v3/todd.html
DRV = Democratic Republic of Vietnam - Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
( North Vietnam )
PRC = People's Republic of China - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
RVN = Republic of Vietnam - Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này
EYE ON ASIA - February 10, 1994
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974 By Frank Ching
Far Eastern Economic Review Reference: Vol. 157, No. 6, 10 Feb 1994
Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.
According to Chinese Ministry of Foreign Affairs's "China's Indisputable Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands" (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hanoi has "settled" this matter with the Chinese in the past. They basically claimed:
- In June 1956, two years after Ho Chi Minh's government was re-established in Hanoi, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khien said to Li Zhimin, Charge d'Affaires of the Chinese Embassy in North Vietnam, that "according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa = Hoang Sa = Paracels) and Nansha (Nam Sa = Truong Sa = Spratlys) islands are historically part of Chinese territory."
- On September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its territorial sea to be twelve nautical miles which applied to to all territories of the PRC, "including ... the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands..." Ten days later, Pham Van Dong stated in his note to Zhou Enlai that "the Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea made on September 4, 1958."
One more thing to notice is that PRC threatened only the territories Vietnamese claimed and left open claims of other countries. It was very clear that Mr Ho Chi Minh, through Pham Van Dong, gave PRC "a big pie" because at that time Mr Ho Chi Minh was preparing for invading South Vietnam. Mr Ho needed colossal aids and closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to sell "only on paper" two archipelagoes which still belonged to South Vietnam by then.
For this, Vietnamese communists waited for a meeting of ASEAN countries in Manila, used this opportunity as a safe buoy and signed right away a paper requiring these countries to help Vietnam to solve this problem "fairly".
To its part, after taking islands of communist Vietnam, China showed amicability to Malaysia and Philippines and said that China was ready to negotiate resourceful areas with these two countries, brushing VC aside. China did say that it would not accept any foreign countries to get involved in this matter between it and communist Vietnam.
Later, Pham Van Dong denied his past wrongdoing in an issue of Far Eastern Economic Review, March 16, 1979. Basically, he said the reason he did was because it was "wartime". Here's excerpt from this article on p. 11 :
"According to Li (Chinese Vice-Premier Li Xiannian), China was ready to share the gulf's water "half and half" with the Vietnamese, but at the negotiating table, Hanoi drew the line of Vietnamese control close to Hainan island. Li also said that in 1956 (or 1958 ?), Vietnamese Premier Pham Van Dong supported a Chinese statement about sovereignty over the Spratly and Paracel islands, but since late 1975, Vietnam has been in control of part of the Spratly group - the Paracels being under Chinese control. In 1977, Dong reportedly said of his 1956 stance :"That was the war period and I had to say that".
Because of eagerness to create disastrous war for both areas North and South, and to contribute to international communism, Mr Ho Chi Minh did promise, without dignity, a "future" land for Chinese to grab, not knowing for sure that whether or not the South Vietnam would be swallowed.
As Dong said, "That was the war period and I had to say that". Who created the Vietnam War and ready to do all it could to get South Vietnam even to sell land ? Selling land during the war time and when it was over Pham Van Dong denied it by just laying falsely the blame on the war.
. . . . .
Also in Far East Economic Review March 16, 1979, p. 11.
In 9/1958, when China, in its declaration extending the breadth of Chinese territorial waters to 12 nautical miles, specified that the decision applied to all Chinese territories, including the Paracels and the Spratlies, Hanoi again went on record to recognize China'sovereignty over the 2 archipelagoes. PVD stated in a note to Chinese leader Zhou Enlai on 14/9/1958 :"The Government of the Democratic Republic of VN recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on its decision concerning China territorial sea made on 4/9/1958 (see Beijing Review 19/6/1958, p.21 -- Beijing Review-- 25/8/1979, p.25 -- The existence of such a statement and its contents were acknowledged in VN in BBC/FE, no. 6189, 9/8/1979, p. 1)
Why ?
Carlyle A. Thayer, author of "Vietnam's Strategic Readjustment," in Stuart Harris and Gary Klintworth, eds., China as a Great Power in the Asia Pacific (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994):
In pursuing its national interests, Vietnam has undertaken actions which appear highly provocative from China's point of view. For example, during Vietnam's long struggle for independence it made no public protests over Chinese claims to territory in the South China Sea and indeed supported them. Yet after unification Vietnam reversed its stance. In 1975 Vietnam occupied a number of islands in the Spratly archipelago and subsequently pressed territorial claims to the entire South China Sea.
As Foreign Minister Nguyen Manh Cam has admitted:
"Our leaders' previous declaration on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes was made in the following context: At that time, under the 1954 Geneva agreement on Indochina, the territories from the 17th parallel southward including the two archipelagoes were under the control of the South Vietnam administration. Moreover, Vietnam then had to concentrate all its force on the highest goal of resisting the US aggressive war to defend national independence. It had to gain support of friends all over the world. Meanwhile, Sino-Vietnamese relations were very close and the two countries trusted each other. China was according to Vietnam a very great support and valuable assistance. In that context and stemming from the above-said urgent requirement, our leaders' declaration [supporting China's claims to sovereignty over the Paracel and Spratly islands] was necessary because it directly served the fight for the defence of national independence and the freedom of the motherland.
More specifically, it aimed at meeting the then immediate need to prevent the US imperialists from using these islands to attack us. It has nothing to do with the historical and legal foundations of Vietnam's sovereignty over the,Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes (remarks to a press conference in Hanoi on 2 December 1992 carried by Vietnam News Agency, 3 December 1992)."
These statements show that all what Chinese have alledged above are true. What happen today related to these 2 islands are merely consequences of the wicked settlement of these 2 communist brothers in the past. No one in the world community want to step in to settle the dispute between Communist Vietnam and PRC. The reason is very clear : diplomatic note and recognition by Vietnamese Communists can't be erased by a small country like VN who has wanted to play a trick cheating China. Moreover, Vietnamese Communists can't stay away from China while they have to follow Chinese "doi moi" to go forward to socialism.
http://www.feer.com/articles/archive/1994/9402_10/P034.html
http://members.tripod.com/paracels74/observersseat.htm
Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo HS và TS, nhưng bây giờ muốn từ chối.
Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:
- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.
Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.
Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách đồng đều"
Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt VC qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã bị kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".
Do sự hồ hởi phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.
Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh
Cũng trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 3 năm 1979, trang 11.
Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
Tại sao ?
Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994): Việt Nam, trong việc theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra đã tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong Quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc .
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa (tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)"
Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày nay mà có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải theo "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nguyên bản tiếng Anh:
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974
Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
Chi-tiết đọc thêm
A History of Three Warnings
By Dr. Jose Antonio Socrates
FIRST PART: DIVIDING THE PARACELS
When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.
http://palsun.fateback.com/819/analysis.htm
Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, chính quyền Saigon chiếm giữ đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Bắc Việt
STATEMENT
BY THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
ON THE HOANG SA AND TRUONG SA
ARCHIPELAGOES
(AUGUST 7, 1979)
On July 30, 1979, China made public in Peking some documents in an attempt to justify its claim of sovereignty over the Paracels and Spratly archipelagoes.
As regards this issue, the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam declares:
. . . . .
2. The Chinese interpretation of the September 14, 1958 note by the Prime Minister of the Democratic Republic of Viet Nam as recognition of China's ownership over the archipelagoes is a gross distortion since the spirit and letter of the note only mean the recognition of a 12 -mile limit for Chinese territorial waters.
.. . . . .
Ha Noi, August 7, 1979.
http://members.tripod.com/paracels74/srvnstatement.htm
Tuyên bố của
Bộ Ngoại giao
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(Ngày 7 tháng 8 năm 1979)
Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:
..........
2. Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.
...........
Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 1979
International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
5. Viet Nam
a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."
b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."
c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China
http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm
5. Việt Nam
a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường"
b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"
c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .
http://members.tripod.com/paracels74/conghambannuoc.htm
Công Hàm Bán Trường Sa Và Hòang Sa Của CSVN
Từ Năm 1958 !
Đây là công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung Cộng trong vùng biển Nam Hải, trong đó có luôn cả hai quần đảo Trường Sa và Hòang Sa do thủ tướng cộng sản VN Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958. 12 hải lý này bao gồm các quần đảo nào? Cộng sản VN giải thích thế nào về sự hiện hữu của tài liệu này? Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Họ đã bảo rằng: "Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".....
Vì tài liệu này chứa rất nhiều hình ảnh, nên xin quý bạn đọc bấm vào đây để đọc tiếp tòan bộ bài viết này của tác giả Vu Huu San
Đây là bản công-hàm bán nước của CSVN
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Kính gửi: (Ấn ký)
Đồng chí Chu An Lai PHẠM VĂN ĐỒNG
Tổng lý Quốc vụ viện Thủ tướng Chính Phủ
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
tại BẮC KINH
Đây là nguyên-ngữ bản Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Trung-Cộng quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Trang Luật-học http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Dịch ra Anh-ngữ
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)
The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Xisha Islands (Tây Sa = Hoàng Sa = Paracel Islands)
Nansha Islands (Nam Sa = Trường Sa = Spratly Islands)
Dịch ra Việt-ngữ
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
http://www.trungtamdukien.org/article.php?id_article=1028
Chú thích:
Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago
[Ed. Spratly Islands]
Todd C. Kelly
Todd C. Kelly graduated from the M.A. program in Asian
Studies at the University of Hawaii at Manoa in August 1999.
On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]
http://www.hawaii.edu/cseas/pubs/explore/v3/todd.html
DRV = Democratic Republic of Vietnam - Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
( North Vietnam )
PRC = People's Republic of China - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
RVN = Republic of Vietnam - Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này
EYE ON ASIA - February 10, 1994
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974 By Frank Ching
Far Eastern Economic Review Reference: Vol. 157, No. 6, 10 Feb 1994
Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.
According to Chinese Ministry of Foreign Affairs's "China's Indisputable Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands" (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hanoi has "settled" this matter with the Chinese in the past. They basically claimed:
- In June 1956, two years after Ho Chi Minh's government was re-established in Hanoi, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khien said to Li Zhimin, Charge d'Affaires of the Chinese Embassy in North Vietnam, that "according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa = Hoang Sa = Paracels) and Nansha (Nam Sa = Truong Sa = Spratlys) islands are historically part of Chinese territory."
- On September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its territorial sea to be twelve nautical miles which applied to to all territories of the PRC, "including ... the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands..." Ten days later, Pham Van Dong stated in his note to Zhou Enlai that "the Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea made on September 4, 1958."
One more thing to notice is that PRC threatened only the territories Vietnamese claimed and left open claims of other countries. It was very clear that Mr Ho Chi Minh, through Pham Van Dong, gave PRC "a big pie" because at that time Mr Ho Chi Minh was preparing for invading South Vietnam. Mr Ho needed colossal aids and closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to sell "only on paper" two archipelagoes which still belonged to South Vietnam by then.
For this, Vietnamese communists waited for a meeting of ASEAN countries in Manila, used this opportunity as a safe buoy and signed right away a paper requiring these countries to help Vietnam to solve this problem "fairly".
To its part, after taking islands of communist Vietnam, China showed amicability to Malaysia and Philippines and said that China was ready to negotiate resourceful areas with these two countries, brushing VC aside. China did say that it would not accept any foreign countries to get involved in this matter between it and communist Vietnam.
Later, Pham Van Dong denied his past wrongdoing in an issue of Far Eastern Economic Review, March 16, 1979. Basically, he said the reason he did was because it was "wartime". Here's excerpt from this article on p. 11 :
"According to Li (Chinese Vice-Premier Li Xiannian), China was ready to share the gulf's water "half and half" with the Vietnamese, but at the negotiating table, Hanoi drew the line of Vietnamese control close to Hainan island. Li also said that in 1956 (or 1958 ?), Vietnamese Premier Pham Van Dong supported a Chinese statement about sovereignty over the Spratly and Paracel islands, but since late 1975, Vietnam has been in control of part of the Spratly group - the Paracels being under Chinese control. In 1977, Dong reportedly said of his 1956 stance :"That was the war period and I had to say that".
Because of eagerness to create disastrous war for both areas North and South, and to contribute to international communism, Mr Ho Chi Minh did promise, without dignity, a "future" land for Chinese to grab, not knowing for sure that whether or not the South Vietnam would be swallowed.
As Dong said, "That was the war period and I had to say that". Who created the Vietnam War and ready to do all it could to get South Vietnam even to sell land ? Selling land during the war time and when it was over Pham Van Dong denied it by just laying falsely the blame on the war.
. . . . .
Also in Far East Economic Review March 16, 1979, p. 11.
In 9/1958, when China, in its declaration extending the breadth of Chinese territorial waters to 12 nautical miles, specified that the decision applied to all Chinese territories, including the Paracels and the Spratlies, Hanoi again went on record to recognize China'sovereignty over the 2 archipelagoes. PVD stated in a note to Chinese leader Zhou Enlai on 14/9/1958 :"The Government of the Democratic Republic of VN recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on its decision concerning China territorial sea made on 4/9/1958 (see Beijing Review 19/6/1958, p.21 -- Beijing Review-- 25/8/1979, p.25 -- The existence of such a statement and its contents were acknowledged in VN in BBC/FE, no. 6189, 9/8/1979, p. 1)
Why ?
Carlyle A. Thayer, author of "Vietnam's Strategic Readjustment," in Stuart Harris and Gary Klintworth, eds., China as a Great Power in the Asia Pacific (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994):
In pursuing its national interests, Vietnam has undertaken actions which appear highly provocative from China's point of view. For example, during Vietnam's long struggle for independence it made no public protests over Chinese claims to territory in the South China Sea and indeed supported them. Yet after unification Vietnam reversed its stance. In 1975 Vietnam occupied a number of islands in the Spratly archipelago and subsequently pressed territorial claims to the entire South China Sea.
As Foreign Minister Nguyen Manh Cam has admitted:
"Our leaders' previous declaration on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes was made in the following context: At that time, under the 1954 Geneva agreement on Indochina, the territories from the 17th parallel southward including the two archipelagoes were under the control of the South Vietnam administration. Moreover, Vietnam then had to concentrate all its force on the highest goal of resisting the US aggressive war to defend national independence. It had to gain support of friends all over the world. Meanwhile, Sino-Vietnamese relations were very close and the two countries trusted each other. China was according to Vietnam a very great support and valuable assistance. In that context and stemming from the above-said urgent requirement, our leaders' declaration [supporting China's claims to sovereignty over the Paracel and Spratly islands] was necessary because it directly served the fight for the defence of national independence and the freedom of the motherland.
More specifically, it aimed at meeting the then immediate need to prevent the US imperialists from using these islands to attack us. It has nothing to do with the historical and legal foundations of Vietnam's sovereignty over the,Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes (remarks to a press conference in Hanoi on 2 December 1992 carried by Vietnam News Agency, 3 December 1992)."
These statements show that all what Chinese have alledged above are true. What happen today related to these 2 islands are merely consequences of the wicked settlement of these 2 communist brothers in the past. No one in the world community want to step in to settle the dispute between Communist Vietnam and PRC. The reason is very clear : diplomatic note and recognition by Vietnamese Communists can't be erased by a small country like VN who has wanted to play a trick cheating China. Moreover, Vietnamese Communists can't stay away from China while they have to follow Chinese "doi moi" to go forward to socialism.
http://www.feer.com/articles/archive/1994/9402_10/P034.html
http://members.tripod.com/paracels74/observersseat.htm
Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo HS và TS, nhưng bây giờ muốn từ chối.
Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên Quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa " của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:
- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của Hồ Chí Minh đã tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm đã nói với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.
Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.
Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách đồng đều"
Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt VC qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã bị kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".
Do sự hồ hởi phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.
Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh
Cũng trong Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 3 năm 1979, trang 11.
Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
Tại sao ?
Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth (Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994): Việt Nam, trong việc theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra đã tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong Quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đã là một sự ủng hộ rất vĩ đại và trợ giúp vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc .
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó đã nhắm vào sự đòi hỏi cần thiết lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa (tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)"
Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày nay mà có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải theo "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nguyên bản tiếng Anh:
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974
Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
Chi-tiết đọc thêm
A History of Three Warnings
By Dr. Jose Antonio Socrates
FIRST PART: DIVIDING THE PARACELS
When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.
http://palsun.fateback.com/819/analysis.htm
Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, chính quyền Saigon chiếm giữ đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Bắc Việt
STATEMENT
BY THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
ON THE HOANG SA AND TRUONG SA
ARCHIPELAGOES
(AUGUST 7, 1979)
On July 30, 1979, China made public in Peking some documents in an attempt to justify its claim of sovereignty over the Paracels and Spratly archipelagoes.
As regards this issue, the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam declares:
. . . . .
2. The Chinese interpretation of the September 14, 1958 note by the Prime Minister of the Democratic Republic of Viet Nam as recognition of China's ownership over the archipelagoes is a gross distortion since the spirit and letter of the note only mean the recognition of a 12 -mile limit for Chinese territorial waters.
.. . . . .
Ha Noi, August 7, 1979.
http://members.tripod.com/paracels74/srvnstatement.htm
Tuyên bố của
Bộ Ngoại giao
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(Ngày 7 tháng 8 năm 1979)
Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố:
..........
2. Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.
...........
Hà Nội ngày 7 tháng 8 năm 1979
International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
5. Viet Nam
a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."
b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."
c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China
http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm
5. Việt Nam
a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường"
b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa. Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"
c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .
http://members.tripod.com/paracels74/conghambannuoc.htm
He he giống em quá, ngày vô net cũng lên viết lại trên blog =)) thanhvu0304@gmail.com =))
Đã có một thời, blog là một người bạn không thề̀ tách rời của em.
Đăng nhận xét